Học tập đạo đức HCM

Hiến “báu vật” xây dựng quê hương

Thứ năm - 11/10/2012 09:07
Đất đai, nhà cửa, ruộng vườn là những tài sản quý giá nhất mà đôi khi cả đời người tích cóp mới có được. Vậy mà gia đình ông Nguyễn Văn Kỷ, thôn 3, xã Quảng La, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) đã sẵn sàng hiến hơn 2.000 m2 đất để xây nhà văn hóa thôn. Trong công cuộc xây nông thôn mới, Quảng La ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương như ông Kỷ.

 
Gia đình ông bà Nguyễn Văn Kỷ sẵn sàng hiến 2000m2 đất
để xây nhà văn hóa thôn
 
Đến thôn 3, xã Quảng La, chúng tôi dễ dàng tìm được nhà ông Kỷ. Đứng trên mảnh đất cha truyền con nối từ bao đời, ông Kỷ cho biết, đời này nối tiếp đời kia, bao thế hệ con cháu trong dòng tộc nhà tôi đều dựa vào mảnh đất này để sinh sống. Mỗi năm nếu mưa thuận gió hòa, với hai mùa lạc đậu, gia đình tôi cũng thu về 1,2 tạ lạc và gần 1 tạ đậu. Tính ra, cũng được gần 4 triệu đồng. Với người nông dân, đó là một số tiền không nhỏ. Tuy nhiên, khi chính quyền, Mặt trận địa phương tổ chức vận động bà con nhân dân trong thôn, xóm, ấp, bản hiến đất, mở đường xây dựng nông thôn mới, tạo động lực cho kinh tế địa phương phát triển, tôi thấy hoàn toàn hợp lý và sẵn sàng hiến đất mà không kèm bất cứ điều kiện gì.
 
 "Khác với mọi năm - mùa này, khi thóc của nhiều gia đình đã đổ đầy bồ thì cũng là lúc nhà văn hóa khánh thành và đưa vào sử dụng. Thôn có đường, có nhà văn hóa thì con cháu trong làng, trong xóm sẽ được hưởng lợi thêm nhiều thứ. Cũng là con, là cháu mình hưởng cả có mất đi đâu mà sợ thiệt hơn, chỉ riêng điều đó thôi cũng khiến vợ chồng tôi vui mừng rồi”, ông Kỷ chia sẻ.
 
Nếu tính theo giá đất hiện tại, với gần 2.000m2 đất, gia đình ông Kỷ có thể bán được vài trăm triệu đồng, một gia tài không nhỏ với người nông dân. Vậy mà gia đình ông sẵn sàng vì cộng đồng, tự nguyện hiến đất mà không cần bất cứ hỗ trợ gì. Chúng tôi thật sự xúc động khi ông Nguyễn Văn Kỷ khảng khái nói: Mình không chỉ hiến tiền bạc mà cái quý hơn là mình có thể hiến cả tấm lòng và sự nhiệt tình để góp phần cho sự phát triển của quê hương.  Với nghĩa cử cao đẹp ấy, người dân thôn 3 vẫn luôn gọi ông bằng cái tên trìu mến, ông Kỷ Bụt.
 
Tại xã Quảng La, kể từ khi chính quyền phát động toàn dân tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, phần lớn bà con đều nhiệt tình hưởng ứng. Bằng cách này hay cách khác, mỗi thôn, mỗi xóm đều có những cách làm hay, những việc làm cụ thể để tham gia một cách hào hứng và hiệu quả. Chỉ riêng việc làm giao thông nông thôn, toàn xã đã có trên 150 hộ tình nguyện hiến đất để làm đường. Hộ ít thì vài chục mét, hộ nhiều lên đến hàng trăm, vài nghìn  mét.
 
Ông Đỗ Mạnh Chung, Chủ tịch UBND xã Quảng La, Phó trưởng ban xây dựng nông thôn mới cho biết: Mặc dù chưa có chủ trương giải phóng mặt bằng nhưng nhiều hộ gia đình đã tự nguyện thu hẹp lại khuôn viên nhà mình để nhường đất cho việc mở rộng đường sá, xây dựng nhà văn hóa. "Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để thấy được ý thức tự nguyện của người dân nơi đây như thế nào. Điều đáng ghi nhận ở đây là người dân đều tự nguyện hiến đất mà không toan tính thiệt hơn. Thậm chí, rất nhiều nông dân là những hộ nghèo, thu nhập thấp nhưng vẫn sẵn sàng hiến đất vì lợi ích cộng đồng. Theo tôi, đó là những nghĩa cử cao đẹp cần được nhân rộng và phát huy”, ông Chung khẳng định.
Bà Hà Thị Liên, Phó chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam, thành viên Ban chỉ đạo Trung ương đề án xây dựng nông thôn mới cho biết: Người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới. Chính việc xây dựng đường giao thông nông thôn, Nhà văn hóa… đã giúp người dân hiểu được bản chất của việc xây dựng nông thôn mới là gì! Vì thế người dân không chỉ hiến đất mà còn đóng góp công sức, ngày công để quá trình xây dựng nông thôn của địa phương được hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Bằng những việc làm thiết thực đó, người dân đã  hiểu được mình chính là chủ thể của quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nguyễn Phượng
Nguồn:daidoanket.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,005,197
  • Tổng lượt truy cập92,178,926
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây