Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả mô hình tích tụ ruộng đất

Chủ nhật - 21/10/2018 06:02
Trong bối cảnh thiếu lao động nông nghiệp, hiệu quả thấp khi canh tác nhỏ lẻ, tình trạng người dân bỏ ruộng… thì tích tụ ruộng đất là giải pháp hướng tới sản xuất quy mô lớn, áp dụng cơ giới hóa để nâng cao giá trị sản xuất. Mô hình tích tụ ruộng đất của Công ty Cổ phần Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Hưng Khang Nghĩa ở xã Thụy Phong (Thái Thụy) là một minh chứng cho xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện nay.

Giàn sấy với công suất 10 tấn/mẻ được đầu tư phục vụ sản xuất của Công ty Cổ phần Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Hưng Khang Nghĩa.

Vụ mùa năm 2018 là vụ thứ hai khi Công ty Cổ phần Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Hưng Khang Nghĩa thuê lại của trên 400 hộ nông dân để sản xuất lúa với diện tích gần 30ha. Với hợp đồng thuê 10 năm, giá thuê 35kg thóc/sào/năm, Công ty đã đầu tư 1,2 tỷ đồng cải tạo lại đồng ruộng, phá bờ ngăn hình thành những mảnh ruộng lớn với diện tích 3 - 5 mẫu, nạo vét mương máng, đào đắp bờ vùng, xây thêm cống bi để chủ động tưới, tiêu, thuận tiện đi lại. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô lớn, hiện đại, hai máy làm đất công suất lớn, máy bón phân, máy đắp bờ, máy phun thuốc trừ sâu công suất lớn, 4 máy cấy, 1 máy gặt và hệ thống nhà kho, giàn sấy cũng được Công ty đầu tư với chi phí trên 1,3 tỷ đồng. 

Vấn đề đầu ra cho sản phẩm được xác định là yếu tố cốt lõi để duy trì và phát triển sản xuất bền vững. Ngay từ đầu vụ, Công ty đã liên kết với các doanh nghiệp để ký kết hợp đồng lâu dài, bảo đảm số lượng, chất lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường. Trên cơ sở đó, kế hoạch sản xuất được thực hiện một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. 

Ở vụ sản xuất đầu tiên, mô hình tích tụ ruộng đất gắn với liên kết sản xuất của Công ty cho thu lãi hàng trăm triệu đồng. Vụ mùa này, Công ty gieo cấy 30 mẫu lúa Nhật liên kết với Công ty TNHH An Đình; 30 mẫu lúa Bắc thơm, 20 mẫu Q5 liên kết với Công ty TNHH Hưng Cúc. Đến nay, Công ty đã thu hoạch, cân bán 28 tấn thóc tươi với giá 7.500 đồng/kg cho Công ty TNHH An Đình. 

Anh Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Công ty cho biết: Thời gian tới, Công ty sẽ chuyển đổi khoảng 5ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây cà gai leo, liên kết sản xuất với Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Thái Hưng (Quỳnh Phụ); liên kết với doanh nghiệp Hội Vũ (Quỳnh Phụ) trồng cây dưa trung tử xuất khẩu với diện tích thí điểm khoảng 7ha. Cả hai cây trồng mới này đều được các đơn vị liên kết cung cấp giống, chuyển giao kỹ thuật. Trên cơ sở tích tụ ruộng đất, Công ty còn tạo việc làm ổn định cho 8 lao động với thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. 

Bà Bùi Thị Thúy, thôn Đông Hồ 3 cho biết: Gia đình tôi có ruộng cho Công ty thuê, tôi cũng làm cho Công ty với thu nhập 5,5 triệu đồng/tháng.

Nói về quá trình tích tụ ruộng đất, anh Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Công ty cho biết: Nhận thấy thực trạng người dân bỏ ruộng hoang ngày càng gia tăng, đặc biệt tại các vùng úng, trũng, vùng giáp ranh giữa các xã, giao thông thủy lợi không thuận tiện nên chúng tôi quyết định gom ruộng để lập nghiệp. Những tưởng sẽ được người dân đồng thuận ủng hộ bởi thay vì để hoang cho cỏ mọc, nông dân cho công ty thuê ruộng sẽ được hưởng mức thuê 35kg thóc/sào/năm nhưng khi bắt tay vào việc tôi mới hiểu được phần nào cái khó của doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp. Nhiều hộ dân bỏ ruộng hoang nhưng nhất quyết không cho doanh nghiệp thuê dù đã có sự tuyên truyền, vận động từ phía chính quyền. Mong muốn của chúng tôi khi đầu tư trên đồng ruộng là có thể thuê, tích tụ được khoảng 75ha. Tuy nhiên, sau thời gian dài thuyết phục, chỉ có trên 400 hộ dân đồng ý cho thuê với diện tích 30ha, chia thành 3 vùng phân tán. Đầu tư vào nông nghiệp rất lớn, sản xuất chịu nhiều rủi ro trong khi chính sách thuê đất phức tạp đang là những lý do cản trở doanh nghiệp nông nghiệp tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hóa tập trung.

 

Đến nay Công ty đã thu hoạch, cân bán 28 tấn thóc Nhật tươi cho Công ty TNHH An Đình.

“Đứng trên quan điểm của một doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tôi mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía chính quyền trong tuyên truyền, vận động người dân cho doanh nghiệp thuê đất khi hiệu quả sản xuất thấp; có nhiều hơn nữa các cơ chế, chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất lâu dài”- anh Công chia sẻ.

 Ngân Huyền/baothaibinh.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập321
  • Hôm nay57,200
  • Tháng hiện tại887,927
  • Tổng lượt truy cập92,061,656
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây