Học tập đạo đức HCM

Hưng Tân tự tin

Thứ tư - 04/06/2014 22:42
Về Hưng Tân (Hưng Nguyên, Nghệ An) hôm nay ai nấy đều phải ngỡ ngàng trước sự đổi thay nhanh chóng của một vùng quê vốn nghèo khó trước kia.


Chỉ sau 3 năm triển khai xây dựng NTM, diện mạo của Hưng Tân khởi sắc thấy rõ. Cơ sở hạ tầng, đường làng, ngõ xóm khang trang hơn, đời sống của bà con nông dân cũng từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng dần lên theo từng năm.

Có được kết quả hôm nay là nhờ các cấp lãnh đạo, chính quyền và toàn thể nhân dân đã xác định đúng mục tiêu, ý nghĩa thiết thực của Chương trình NTM mang lại, từ đó cùng nhau hạ quyết tâm, trên dưới một lòng nỗ lực xây đắp quê hương.

XK lao động là tiền đề

Hưng Tân có diện tích tự nhiên hơn 480 ha, có 950 hộ dân sinh sống với 3.864 nhân khẩu, là địa phương chuyên SXNN nên nguồn thu không đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng NTM từ năm 2010 đến nay, sức mạnh nội lực lại chính là điểm nhấn quan trọng nhất.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, xuất khẩu lao động (XKLĐ) từ lâu đã trở thành một “nghề hot” ở địa phương này. Xuất ngoại chính là con đường mà nhiều người lựa chọn để thoát nghèo. Thành công của người này tạo động lực cho người kia, chính vì vậy số lượng người đi năm sau luôn cao hơn năm trước, nhiều gia đình đến nay phất lên trông thấy.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Đông (xóm 8) phấn khởi cho biết: “Làm nông đủ ăn đã may mắn lắm rồi chứ đâu dám nghĩ đến chuyện làm giàu. Nhiều năm liền nhà tôi luôn nằm trong danh sách hộ nghèo, đời sống rất bấp bênh, nhưng từ ngày con trai đi XKLĐ ở Đài Loan thì tình hình khấm khá hơn nhiều”.

Hiện cả 3 người con của ông Đông đều đang đi XKLĐ, mỗi năm gom góp gửi về tầm 500 triệu đồng. Nhờ nguồn thu này mà gia đình ông đã trả hết nợ nần, xây mới được ngôi nhà 3 tầng khang trang thay thế cho gian nhà ngói cũ kỹ, ọp ẹp trước kia, đồng thời tích góp được một khoản kha khá đủ để trang trải sinh hoạt hằng ngày.

Không quá khi nói rằng, XKLĐ là hướng xoá đói giảm nghèo nhanh nhất và hiệu quả nhất, vừa giúp người dân ổn định kinh tế, vừa là bàn đạp quan trọng đưa địa phương đến gần hơn đích NTM.

Xã Hưng Tân xác định XKLĐ là hướng đi dài hơi nên có sự quan tâm đặc biệt. Hằng năm, xã đều cố gắng kết nối với các Cty XKLĐ tổ chức tư vấn, hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục cần thiết cho các đối tượng có yêu cầu. Sẵn sàng phối hợp với Ngân hàng NN-PTNT, Ngân hàng Chính sách Xã hội để tạo điều kiện cho lao động có nhu cầu được vay vốn.

“Bình quân trên địa bàn có từ 40-50 trường hợp XKLĐ hằng năm, riêng 6 tháng đầu năm 2014 đã có 35 người. Nhận thấy đây là hướng đi đúng đắn nên chúng tôi rất chú trọng, luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để vận động con em tham gia”, ông Nguyễn Hữu Thống, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Tân, khẳng định.

XKLĐ mang lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm, góp phần đưa kinh tế địa phương ngày một đi lên. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 22 triệu đồng/năm (năm 2012 là 20 triệu đồng), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,1% xuống còn 4,6%.

Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp

Trong những năm qua, Hưng Tân đã thực hiện cơ cấu kinh tế theo hướng SX hàng hoá, thành lập nhiều gia trại, trang trại quy mô trên địa bàn. Hưng Tân còn là một trong những xã đi đầu ở huyện Hưng Nguyên thực hiện chỉ thị của tỉnh và huyện về chuyển đổi ruộng đất, dồn điền đổi thửa, từng bước đưa kinh tế nông nghiệp đi lên.

Đến nay đã xây dựng được 4 cánh đồng mẫu lớn chuyên gieo trồng các giống lúa chất lượng cao, năng suất cao hơn 120% so với trước kia.

UBND xã yêu cầu Ban Nông nghiệp, HTX dịch vụ nông nghiệp lập kế hoạch cụ thể, tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế đa ngành nghề, SX thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là nhanh chóng hình thành làng nghề nấu rượu vốn đang hoạt động theo xu hướng tự phát từ nhiều năm nay.

Hiện Hưng Tân đã đạt được 18/19 tiêu chí, 2/3 chỉ tiêu về giao thông đã hoàn thành, hiện chỉ vướng mắc đôi chút về tiêu chí GTNT. Theo ông Nguyễn Trọng Thục, khi 1.000 tấn xi măng hỗ trợ đợt 2 được cấp về, việc gỡ nút thắt là hoàn toàn trong tầm tay. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hưng Tân đang gấp rút hoàn thành những công đoạn cuối cùng để kịp thời cán đích vào tháng 10/2014.

Trên địa bàn xã Hưng Tân có đến 80% số hộ kinh doanh mặt hàng này, trong đó có 30 hộ tham gia thường xuyên. Nổi bật là gia đình bà Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thị Hồng (đều ở xóm 3), những hộ này mỗi ngày nấu khoảng 20 lít rượu (có ngày từ 50 - 70 lít khi có đơn đặt hàng), trừ mọi chi phí cũng lãi từ 300 - 400.000 đồng, so với trồng lúa hay những loại rau màu khác thì thu nhập từ việc nấu rượu là rất khả quan. 

Thế nhưng, điều khiến bà con lo lắng chính là đầu ra, dù trước mắt mọi thứ đang tiến triển thuận lợi nhưng diễn biến thị trường rất khó lường, nguy cơ đổ vỡ có thể đến bất kì lúc nào. Hiểu được tâm tư, nguyện vọng đó, UBND xã Hưng Tân đang tập trung, cố gắng hết sức để nhanh chóng thành lập làng nghề “Nấu rượu nếp”.

Một khi có chu trình làm việc cụ thể, khoa học và vận động được các DN đứng ra bao tiêu sản phẩm, chắc chắn hiệu quả mang lại sẽ cao hơn nhiều, việc huy động nguồn kinh phí để hoàn thiện tiêu chí NTM vì thế cũng dễ dàng hơn.

Tính toán sơ bộ sau 3 năm triển khai Chương trình NTM, bình quân mỗi nhân khẩu trên địa bàn xã Hưng Tân đóng góp 3 triệu đồng (bao gồm tiền mặt + ngày công), nhiều gia đình còn hiến hàng trăm mét vuông đất để làm đường GTNT, tiêu biểu như hộ của bà Nguyễn Thị Xoan ở xóm 5 hiến 700 m2 để làm nghĩa trang.

“Ngân sách của xã không mấy dư dả, trong khi nguồn hỗ trợ của chương trình khá eo hẹp, nếu không dựa vào sức dân thì Hưng Tân không thể có được thành quả ngày hôm nay. Sức mạnh nội lực đã được phát huy rất đúng lúc”, ông Nguyễn Trọng Thục, Chủ tịch UBND xã, kết luận.

Từ những khó khăn ban đầu, với cách làm hay, hợp lý, Hưng Tân đã đạt được những kết quả khả quan. Xây dựng các trạm biến áp, hệ thống lưới điện hạ thế đảm bảo yêu cầu NTM, 100% số hộ được sử dụng điện, sinh hoạt hằng ngày thuận tiện hơn trước nhiều. Có trường học đạt chuẩn quốc gia và phòng chức năng đạt chuẩn mức độ 2; xây mới nhà văn hoá đa chức năng (năm 2012) với giá trị gần 4 tỷ đồng…

Việt Khánh
Nguồn nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập374
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại852,540
  • Tổng lượt truy cập92,026,269
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây