Học tập đạo đức HCM

Huyện Ðông Anh đổi thay từ nông thôn mới

Thứ năm - 06/10/2016 23:11
Thời gian qua, huyện Ðông Anh đã tận dụng tốt lợi thế của vùng ven đô trong triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ðông Anh hôm nay là vùng trồng hoa mới, "vựa" rau an toàn của thành phố, những trang trại sản xuất lớn..., xóm làng khang trang, trù phú. Ðúng vào dịp kỷ niệm 62 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, huyện Ðông Anh vinh dự được Chính phủ công nhận là huyện Nông thôn mới.

Anh Ðinh Văn Ðoàn, thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương) bắt đầu làm kinh tế trang trại với hàng chục con lợn nái từ năm 2005. Mấy năm đầu, do thiếu kinh nghiệm, trang trại của anh Ðoàn bị thua lỗ. Ðến khi huyện Ðông Anh triển khai xây dựng nông thôn mới, chính quyền địa phương cho phép người dân sử dụng những diện tích không canh tác được để xây dựng trang trại, anh Ðoàn đã mạnh dạn nhận thêm đất để mở rộng trang trại lên gần 1 ha. Cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới, các lớp hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc gia súc, gia cầm được địa phương mở ra để dạy bà con. Công tác phòng, chống bệnh, dịch cũng được quan tâm hơn. Anh Ðinh Văn Ðoàn học hỏi thêm được nhiều kiến thức bổ ích từ những lớp tập huấn này. Ðàn lợn nái của anh liên tục được nhân lên. Hiện giờ, anh sở hữu một tài sản đáng nể, với gần 500 con lợn nái, hơn 1.000 con lợn thịt. Mỗi năm xuất hàng nghìn con lợn ra thị trường. Gia đình anh Ðoàn cũng là một trong những người tiên phong chăn nuôi theo chuẩn VietGAP. Tính đến thời điểm này, huyện Ðông Anh có 230 trang trại, tổng đàn lợn hơn 68.000 con, đàn gia cầm, thủy cầm hơn 2,1 triệu con. Kinh tế trang trại đã trở thành một trong những "trụ đỡ" của nông nghiệp huyện Ðông Anh.

Câu chuyện sản xuất, kinh doanh của anh Ðinh Văn Ðoàn là hình ảnh thu nhỏ cho quá trình phát triển nông nghiệp của huyện Ðông Anh kể từ khi triển khai phong trào xây dựng nông thôn mới. Phong trào này đã tạo ra bước chuyển mạnh mẽ về tư duy; đem đến những cách làm ăn mới; hỗ trợ kỹ thuật cho người nông dân, để từ đó người dân phát huy khả năng của mình. Trước đây, phần lớn diện tích nông nghiệp trên địa bàn huyện Ðông Anh trồng lúa. Xác định kinh tế là gốc của mọi quá trình đổi mới, huyện Ðông Anh đề ra chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, nuôi trồng những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Người dân là chủ thể của quá trình chuyển đổi ấy, cho nên trước hết phải tập trung vào tuyên truyền, xóa bỏ tư tưởng ngại khó. Tiếp đó, là cải tạo hạ tầng để nông dân yên tâm sản xuất. UBND huyện đã chỉ đạo các xã tập trung nguồn lực thực hiện kiên cố hóa giao thông, ngõ xóm, thủy lợi nội đồng. Kết quả là đã kiên cố hóa được 663 km kênh mương, đạt 85%. Ðường trục chính nội đồng đã cứng hóa được 396 km, đạt 86%. Cùng với đó, huyện chỉ đạo quyết liệt trong dồn điền, đổi thửa, chấm dứt tình trạng ruộng đất manh mún. Những lớp tập huấn kỹ thuật được đưa tới tận thôn, xã. Nhìn thấy sự quyết tâm của các cấp Ðảng ủy, chính quyền, người dân yên tâm bắt tay vào tìm hướng làm ăn mới.

Chỉ qua mấy năm, không ai ngờ rằng vùng đất chỉ biết đến cây lúa, cây màu, giờ đã thành những làng lúa, làng hoa của thành phố. Huyện Ðông Anh có tới 480 ha trồng đào, quất cảnh và hoa các loại phục vụ thị trường. Mỗi năm, diện tích này tiếp tục tăng lên 20 ha. Với diện tích trồng rau đạt 2.216 ha, trong tổng số hơn 6.400 ha đất canh tác, cây rau trở thành một mặt hàng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Trong đó, vùng rau an toàn 815 ha, hằng năm tăng thêm 15 ha, trải rộng ở các xã Vân Nội, Tiên Dương, Bắc Hồng, Nam Hồng. Huyện Ðông Anh vẫn còn diện tích đáng kể cho cây lúa, song, việc canh tác đã chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa với 650 ha ở các xã Thụy Lâm, Dục Tú, Liên Hà, Việt Hùng... Huyện cũng đã đăng ký nhãn hiệu tập thể "Nếp cái hoa vàng Ðông Anh" cho sản phẩm gạo nếp chất lượng cao trên địa bàn. Những bước chuyển ấy đã khiến giá trị sản xuất tăng cao. Nếu như năm 2011, giá trị sản xuất/ha canh tác đạt 110 triệu đồng/năm, thì đến nay đã tăng lên 245 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập người dân bình quân từ 20 triệu đồng/người vào năm 2010, nay đã đạt bình quân 33 triệu đồng/người. Người dân ủng hộ mạnh mẽ chủ trương xây dựng nông thôn mới, cho nên tích cực đóng góp xây dựng hạ tầng nông thôn. Trong tổng kinh phí đầu tư cho nông thôn mới là 2.642 tỷ đồng, thì có hơn 200 tỷ đồng huy động từ nhân dân. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục đều phát triển đồng bộ. Toàn huyện đã có 44 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 51,16% tổng số trường, có 21 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 107 nhà văn hóa thôn được đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo... Ðúng vào dịp kỷ niệm 62 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10-10, Chính phủ chính thức công nhận Ðông Anh là huyện Nông thôn mới.

hành tựu xây dựng nông thôn mới cùng với việc nhiều công trình lớn của thành phố được xây dựng trên địa bàn như cầu Nhật Tân, cầu Ðông Trù, quốc lộ 5 kéo dài, đường Võ Nguyên Giáp... sẽ là điều kiện thuận lợi để xây dựng huyện Ðông Anh trở thành vùng đô thị hiện đại của Thủ đô.

Theo Giang Nam/nhandan.com.vn
 Tags: ðông anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập302
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm299
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại188,663
  • Tổng lượt truy cập90,252,056
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây