Học tập đạo đức HCM

Khát điện ở xã điểm XDNTM!

Thứ hai - 11/08/2014 21:16
Theo phản ánh của nhiều hộ dân ấp Hòa Tân, xã Hòa Tú 1 (Mỹ Xuyên - Sóc Trăng), 6 tháng qua, cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn do bị cắt điện liên tục, trong khi đó, ngành điện lực viện nhiều lý do cho việc chậm khắc phục tình trạng thiếu điện. Khốn khổ vì thiếu điện

Ông Nguyễn Quốc Nhặt, 51 tuổi, ở ấp Hòa Tân, cho biết: Đã hơn nửa năm nay, điện sinh hoạt của người dân bị cúp liên tục, gây khó khăn, thiệt hại rất lớn cho bà con trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh.

Theo ông Nhặt, cả ấp chỉ được ngành điện lực cung cấp điện qua bình hạ thế loại 15kWA nên thường xuyên bị quá tải. “Không có điện, chúng tôi khổ sở đủ bề. Có nồi cơm điện, tủ lạnh mà không được dùng, có ti vi cũng chẳng được xem. Tội nhất là các cháu học sinh, phải học bài trong cảnh tối tăm, nóng bức. Là vùng nuôi tôm, không có điện nên việc chạy quạt tạo khí cho tôm rất khó khăn”, ông Nhặt than thở. 

Tại nhà anh Nguyễn Thanh Tuấn, khoảng 18 giờ, khi chúng tôi đang ngồi trò chuyện trong cơn mưa thì bất ngờ có điện, nhưng chỉ được vài phút điện lại tắt ngúm. Anh Tuấn vào nhà lấy cây đèn ra treo lên cho sáng và nói: “Điện đóm phập phù khiến cuộc sống sinh hoạt của bà con vất vả vô cùng. Nhiều bóng đèn, thiết bị điện bị hư hỏng mà không biết kêu ai”.

Nuôi tôm lỗ nặng!

Theo ông Đoàn Nguyễn, Hòa Tú 1 là xã có diện tích nuôi tôm lớn của huyện, trong đó, ở ấp Hòa Tân hầu như nhà nào cũng nuôi tôm. Tuy nhiên, do hệ thống điện không đảm bảo nên bà con bị thiệt hại rất nhiều.

Gia đình ông Nguyễn có 1 ao nuôi tôm rộng khoảng 4.000m2, để đảm bảo cho tôm phát triển tốt phải có quạt tạo khí. Mỗi ao ít nhất phải có 2 giàn quạt. Nếu điện ổn định thì chỉ cần mua 2 chiếc mô-tơ là đủ. Mỗi mô-tơ loại 1 mã lực (bà con gọi là 1 ngựa) trong một giờ đồng hồ sử dụng hết 1kW điện, chỉ hết tối đa 3.000 đồng. Nhưng do điện bị cúp thường xuyên nên không còn cách nào khác, bà con phải mua máy nổ chạy dầu. Mỗi máy chạy 1 giờ đồng hồ hết khoảng 0,8 lít dầu, mỗi ngày chạy ít nhất 16 tiếng. Với giá dầu như hiện nay là 26.000 đồng/lít thì chi phí cho một chiếc máy nổ trong một ngày là 338.000 đồng. Hết đợt nuôi tôm, riêng tiền dầu đã lên đến 40 triệu đồng. Mỗi ao tôm thu hoạch khoảng 1,2 tấn, bán được 120 triệu đồng, trừ chi phí, chỉ còn lời không quá 10 triệu đồng. Trong khi đó, nếu có điện thì mỗi ngày chỉ sử dụng hết 32kWh, tức là trên dưới 100.000 đồng cho 2 mô-tơ, cả đợt nuôi tôm chỉ hết khoảng 12 triệu đồng, rẻ hơn rất nhiều so với mua dầu chạy máy.

Theo người dân ấp Hòa Tân, trong khi bà con liên tục chịu cảnh mất điện vì cả ấp chỉ có một bình hạ thế loại 15kWA thì một hộ có vốn đã đầu tư lắp bình hạ thế loại 50kWA riêng cho gia đình, được ngành điện đấu nối từ đường dây bà con đang sử dụng, cách bình hạ thế của ngành điện khoảng 30-40m, vừa đủ điện sử dụng cho gia đình, vừa bán điện cho nhiều hộ khác với giá từ 3.000 đồng/kWh. 

“Để có điện chạy quạt nuôi tôm, nhiều hộ chấp nhận mua điện của hộ có bình hạ thế riêng với giá từ 3.000-4.500 đồng/kWh, cao hơn giá của ngành điện nhưng dù sao cũng rẻ hơn chạy máy dầu”, ông Nguyễn nói.

Nguyện vọng của người dân bao giờ được đáp ứng?

Ông Nguyễn than thở: “Hòa Tú 1 là một trong 22 xã điểm NTM của tỉnh, thế nhưng ở ấp này, chúng tôi khát điện vô cùng”.

Theo ông Nguyễn, nhiều hộ muốn có điện sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất nhưng khi nghe ngành điện cho biết phải đầu tư khoảng 120 triệu đồng mua cột, máy hạ thế, dây điện,… thì bà con không kham nổi. Cũng theo ông Nguyễn, nếu nhà nước cho đấu thầu xây lắp điện chắc chắn giá sẽ rẻ hơn, chỉ hết khoảng 70 triệu đồng.

“Nguyện vọng của bà con là ngành điện cần đảm bảo tối thiểu nguồn điện thắp sáng và sinh hoạt. Thứ nhất, ngành điện lực cần tăng cường lắp thêm bình hạ thế loại 25kWA hoặc 50kWA. Thứ hai, nên cho đấu thầu rộng rãi trong lĩnh vực xây lắp điện chứ để Điện lực Sóc Trăng độc quyền như hiện nay thì người dân còn bị mất điện dài dài. Thứ ba, ngành điện cần cho bà con đầu tư lắp máy hạ thế và cho treo trên trụ điện của ngành để giảm chi phí và đảm bảo an toàn”.

Theo ông Trương Hoàng Khai, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Tú 1: “Tình trạng điện yếu hoặc liên tục bị cúp, khiến cho cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của bà con ấp Hòa Tân bị đảo lộn là có thật. Mặc dù chúng tôi đã nhiều lần đề nghị với ngành điện lực nhưng chưa được giải quyết. Đây cũng là một trong những vướng mắc trong quá trình xã triển khai XDNTM”.

Không biết đến bao giờ nguyện vọng của người dân ấp Hòa Tân mới được đáp ứng?

Xuân Huỳnh
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập129
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập92,383,646
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây