Học tập đạo đức HCM

Khi nhà chùa làm nông thôn mới

Thứ sáu - 14/09/2012 21:37
Bằng uy tín và khả năng của mình, các nhà sư trên địa bàn xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, Trà Vinh đang dốc sức cùng địa phương xây dựng Phú Cần thành xã điểm nông thôn mới.

Nhà sư trồng lúa

Xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, Trà Vinh có hơn 62% dân số là đồng bào Khmer với rất nhiều chùa chiền. Nhiều năm nay, các Phật tử đến viếng chùa Chac A Rôn (xã Phú Cần), sau khi lễ Phật thường tìm sư cả Thạch Thưa để hỏi sư… kỹ thuật trồng lúa. Ở xã Phú Cần, nhiều nông dân xem sư cả Thạch Thưa như “chuyên gia” nông nghiệp thứ thiệt.

Con đường bê tông và kênh bê tông ở xã Phú Cần có sự đóng góp lớn của nhà chùa.

Chuyện bắt đầu từ năm 2006, mọi người ngỡ ngàng khi thấy vị sư cả hướng dẫn các đệ tử xuống giống lúa trên diện tích 2,3ha đất chùa với kỹ thuật khác hẳn cách làm bấy lâu nay của người dân: Sạ hàng với lúa giống ít hơn, bón phân và thuốc cũng rất hạn chế. Thậm chí, khi lá mạ non bị rầy ăn tơi tả, chùa vẫn không phun thuốc.

Tìm hiểu ra mới biết, đây là cách làm theo hướng dẫn của các kỹ sư nông nghiệp. Thực ra, các kỹ thuật này nông dân nghe cán bộ khuyến nông nói nhiều nhưng họ… không làm theo.

Ông Trần Minh Em – Phó Chủ tịch UBND xã Phú Cần giải thích: “Đa số cán bộ nông nghiệp đều là người Kinh, chưa hiểu hết những tập quán canh tác của đồng bào Khmer, nên sư cả Thạch Thưa trở thành “cầu nối” hiệu quả nhất. Nhiều khi cán bộ nói năm lần bảy lượt dân không hiểu, nhưng sư nói một lần là họ làm theo ngay”.

Theo ông Em, khi nông dân chịu áp dụng khoa học kỹ thuật, năng suất lúa ở Phú Cần tăng lên rõ rệt. Trước đây, bình quân 3 tấn/ha, nay đã tăng lên 7 tấn/ha. Cá biệt, nhiều hộ đạt năng suất 8 – 9 tấn/ha. Được sự hỗ trợ của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, xã Phú Cần đang tổ chức sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn rộng 300ha. “Chúng tôi đã thu hoạch vụ thứ 4, kết quả rất khả quan. Xã sẽ nâng diện tích này lên để sớm về đích thành xã nông thôn mới (NTM)” – ông Em nói.

Gìn giữ an ninh, trật tự

Từ một xã vùng sâu lạc hậu, hiện xã Phú Cần đã đạt 15/19 tiêu chí NTM và đang nỗ lực tăng tốc để trở thành xã NTM vào năm 2015. Với trách nhiệm của mình, sư cả Thạch Thưa và nhiều tăng sĩ khác còn tham gia tuyên truyền các nội dung về xây dựng NTM. Đồng thời, phát động phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, giáo dục phật tử không vi phạm pháp luật, chăm lo làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư.

“Xây dựng NTM không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, mà còn là trách nhiệm của toàn dân. Là một công dân, tôi sẽ góp sức mình để làm cuộc sống của người dân được tốt hơn”.

Không chỉ giúp phật tử hiểu biết về khoa học kỹ thuật, pháp luật, sư cả Thạch Thưa còn cùng Ban hòa giải địa phương giải thích, giáo dục thành công 4 vụ mâu thuẫn, bất hòa trong dân và giáo dục hàng chục thanh niên hư hỏng trở thành người tốt. Điển hình như anh Thái Sa Min, ở ấp Đại Trường, trước đây hay nhậu nhẹt, đánh nhau. Sư cả Thạch Thưa và công an xã đã khuyên răn giúp anh Min thấy được lỗi lầm của mình và sửa đổi. Hiện nay anh Min đã có vợ, hay ghé chùa hỏi kỹ thuật trồng lúa, chí thú làm ăn.

Đến nay, Phú Cần đã đầu tư xây dựng nhiều công trình dân sinh như đường nhựa dài 8km với nguồn vốn 12 tỷ đồng, trường mẫu giáo 7 phòng học 3 tỷ đồng; khu văn hóa thể thao 6 tỷ đồng; nghĩa trang nhân dân 1,7 tỷ đồng và 2 trạm cấp nước 14 tỷ đồng…

Hữu Danh
Nguồn: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập97
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm95
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại281,271
  • Tổng lượt truy cập92,658,935
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây