Học tập đạo đức HCM

Kỳ lạ: "Nhạc trưởng” dạy "gà khổng lồ" tập thể dục mỗi ngày

Thứ ba - 01/05/2018 20:21
Người “nhạc trưởng” điều khiển những bước chân đà điểu nhịp nhàng vào mỗi buổi sáng ở xã Minh Tiến (Đại Từ, Thái Nguyên) là anh Trần Quang Ích (sinh năm 1981, hiện đang là chủ tịch HTX Song Mã) – người đầu tiên mang giống “gà khổng lồ” về quê hương.

Người huấn luyện đà điểu tập thể dục

Mỗi buổi sáng, hàng trăm con đà điểu bước chân nhịp nhàng theo hiệu lệnh của anh Trần Quang Ích khiến không ít người tới đây thích thú. Việc cho đà điểu tập thể dục do anh tự nghĩ ra và thực hiện rất hiệu quả cho tới nay.

 kỳ lạ: 'nhac truong” dạy 'gà khỏng lò' tap the duc mõi ngày hinh anh 1

“Là loài rất thích chạy nên tôi chia sân làm 8 dãy có chiều dài từ 80 – 100m, mỗi buổi sáng, tôi tập cho đà điểu chạy thể dục để vận động cơ thể, thịt sẽ săn chắc và thơm ngon hơn.” – anh Ích kể.

Trả lời phóng viên Dân Việt về quãng thời gian đầu nghĩ ra “kế” cho đà điểu tập thể dục, anh Ích nói: “Thời gian đầu mới tập cho đà điểu chạy bộ rất vất vả, có những hôm tôi còn bị chúng dẫm vào chân. Khi chưa biết chạy theo hàng lối, tôi phải chạy theo từng bước để kèm cặp. Bây giờ, sáng nào cũng dậy sớm tập thể dục cùng chúng đã trở thành thói quen từ lúc nào không biết”.

Sân được rải cát vì đà điều có nguồn gốc từ sa mạc thường xuyên tắm cát giúp làm sạch cơ thể và loại bỏ các loại ký sinh trùng ngoài da. Bên cạnh đó, việc xây dựng trang trại khép kín, xa khu dân cư cũng là việc tránh các loại dịch bệnh thông thường.

Ngoài ra, nguồn nước anh dùng trong trang trại được Trung tâm nghiên cứu quốc gia kiểm chứng chỉ có 5% tạp chất nên đà điểu lớn rất nhanh. Các loại cây cũng được anh trồng trên diện tích đất còn lại của gia đình như: Chè, keo, cỏ và các loại cây ăn quả….

Bí quyết “thổi lớn” đà điểu

Nơi từng trồng những vạt chè xanh mướt, có một người thanh niên trẻ sau bao năm bôn ba đã mạnh dạn mang về đây những con “gà khổng lồ” và huấn luyện chúng theo cách riêng của mình.

Trước đây, diện tích đất trên 2ha của gia đình chủ yếu trồng chè cho hiệu quả kinh tế thấp, giá cả bấp bênh và phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết. Qua tìm hiểu, anh Ích nhận thấy thấy mô hình nuôi đà điểu phù hợp hơn với điều kiện đất đồi, cho hiệu quả kinh tế cao. Khi đó, trên địa bàn tỉnh có ít hộ nuôi, anh Ích mạnh dạn đầu tư 100 con giống nuôi thử nghiệm. Bước đầu mô hình cho hiệu quả rất khả quan, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế.

 kỳ lạ: 'nhac truong” dạy 'gà khỏng lò' tap the duc mõi ngày hinh anh 2

 kỳ lạ: 'nhac truong” dạy 'gà khỏng lò' tap the duc mõi ngày hinh anh 3

Thức ăn cho đà điểu được làm từ các loại cỏ, lá cây, hạt ngũ cốc,...

Anh Ích chia sẻ: “Đà điểu dễ nuôi, lớn nhanh, ít dịch bệnh, thức ăn chủ yếu là cỏ, lá cây, hạt ngũ cốc,… là những loại thức ăn sẵn có, dễ trồng, dễ mua tại địa phương. Gia đình tôi cũng trồng trên 4.000 m2 cỏ voi và cỏ VA06 để chủ động cung cấp thức ăn.”

Đến nay, sau 11 tháng đà điểu đã đạt trọng lượng trên 100 kg/con. Với giá bán 90.000 – 110.000 đồng/kg hơi, 250.000 – 270.000 đồng/kg thịt, mỗi con đà điểu nếu bán hơi người chăn nuôi lãi khoảng 4 triệu đồng, bán thịt sẽ lãi 5 triệu đồng . Được biết, năm 2016 và 2017 mỗi năm anh Ích thu lãi gần 50 triệu đồng từ nuôi đà điểu thịt với tổng chi phí đầu tư ban đầu gần 2 tỉ đồng.

Sau những giọt mồ hôi, những đêm trăn trở, tới nay nhìn trang trại trù phú cùng việc HTX Song Mã ngày một phát triển là bước đệm thuận lợi cho những dự định tiếp theo của anh Ích.

Tương lai, anh sẽ mở rộng thêm trang trại, cung cấp con giống và kĩ thuật cho các thành viên HTX, bà con khi có nhu cầu, xây dựng khu nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp bảo vệ môi trường.

Box: Ông Hoàng Văn Tiệm – Bí thư xã Minh Tiến chí sẻ: “Đây là một mô hình mới trên địa bàn huyện, nên còn gặp rất hiều khó khăn đặc biệt là đầu ra của sản phẩm. Sau khi mô hình đi vào hoạt động, cũng được xã quan tâm sát sao, tạo điều kiện về vốn và chính sách để HTX nhân rộng mô hình. Nâng cao chất lượng cuộc sống, thu nhập, đời sống tinh thần, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương”.

Theo: Việt Trình/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập303
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại875,054
  • Tổng lượt truy cập92,048,783
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây