Học tập đạo đức HCM

Làm nông nghiệp công nghệ cao ở Phúc Thọ

Thứ hai - 01/06/2015 21:23
Sau dồn điền đổi thửa, huyện Phúc Thọ hình thành những vùng chuyên canh chăn nuôi tập trung, rau an toàn, trồng lúa chất lượng cao và nhất là trồng cây hoa ly cho thu nhập hơn năm tỷ đồng/ha/vụ. Trừ các khoản chi phí, mỗi ha trồng hoa ly người dân thu lãi gần một tỷ đồng, gấp 60 lần so với trồng lúa. Nguồn lợi từ những mô hình nông nghiệp công nghệ cao làm thay đổi diện mạo của một vùng đất nghèo.
 

Phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới

Năng động trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao là những ấn tượng đầu tiên khi thăm những mô hình điểm tại huyện Phúc Thọ. Ông Nguyễn Văn Đạc, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ cho biết: Nông dân Phúc Thọ giờ đã bắt nhịp với cung cách làm ăn mới, họ biết sản xuất những gì thị trường cần chứ không phải làm những gì mình có. Đó chính là bước chuyển quan trọng trong phát triển nông nghiệp ở Phúc Thọ.

Nhìn những cánh đồng hoa ly đang vào độ thu hoạch hứa hẹn một vụ mùa bội thu, khó ai có thể ngờ rằng nơi đây trước kia vốn là vùng phân lũ, chậm lũ của thành phố Hà Nội. Giờ thì mọi chuyện đã khác, từ khi bắt tay vào xây dựng NTM, đất và người Phúc Thọ đã có những bước chuyển mình tích cực. Nông nghiệp được phát triển theo hướng mở để mọi thành phần kinh tế đều có thể đầu tư tham gia vào sản xuất.

Nhờ đó, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đã đạt 250 triệu đồng/ha, giá trị trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 115 triệu đồng/ha. Đặc biệt, mô hình trồng hoa ly với 6 ha tại các xã Xuân Phú, Thanh Đa, Tam Thuấn, Võng Xuyên cũng cho thu nhập gấp 60 lần so với trồng lúa. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Văn Nghĩa, xã Tam Thuấn đã mạnh dạn đầu tư 300 triệu đồng trên diện tích 1,5 mẫu ruộng của nhà mình để trồng hoa ly. Ông Nghĩa cho biết: "Vụ hoa Tết Ất Mùi vừa qua, giá hoa ly được bán 30 nghìn đồng/cành, trừ chi phí gia đình ông thu lãi gần một tỷ đồng...".

Ngoài ra, các vùng chăn nuôi tập trung cũng được phát triển với các trang trại gà, nuôi bò thịt, lợn thịt quy mô lớn, bằng thức ăn sinh học cho lãi cao, không chỉ góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người từ 23,2 triệu đồng/người/năm (năm 2013) lên 25,2 triệu đồng/người/năm (năm 2014) mà còn giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện xuống còn 2,41% (giảm 9,49% so với năm 2010).

Đây là kết quả đáng tự hào đối với một vùng đất còn nghèo như Phúc Thọ, nhưng đã có được hướng đi đúng trong phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm nền tảng xây dựng nông thôn mới (NTM). Tính đến hết năm 2014, toàn huyện đã có 10 trong số 22 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM và phấn đấu hết năm nay sẽ có thêm bảy xã đạt chuẩn NTM.

Nở rộ những mô hình điểm

Huyện Phúc Thọ có diện tích đất tự nhiên gần 12 nghìn ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn một nửa, cộng với 96% số dân chủ yếu sống ở nông thôn, nên phần lớn người dân Phúc Thọ lấy nông nghiệp làm kế mưu sinh.

Từ thực tế đầy khó khăn này, chính quyền và người dân địa phương xác định, phải bằng mọi cách vực dậy nền nông nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng triệt để khoa học - công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị đất canh tác.

Nhờ đó, huyện đã có nhiều mô hình điểm làm ăn có lãi. Điển hình như gia đình ông Vũ Văn Sáu, xã Vân Phúc đã đầu tư 400 triệu đồng xây dựng khu nhà màng rộng 1.000 m2 trồng rau sạch theo công nghệ của Hà Lan. Ông Sáu cho biết: "Trước đây trồng cà chua, rau xanh bằng phương pháp truyền thống phải mất 50 ngày mới cho thu hoạch, nay áp dụng công nghệ cao thời gian thu hoạch giảm xuống còn 35 ngày. Trừ chi phí gia đình ông thu lãi từ 12 đến 15 triệu đồng/lứa...".

Ngoài gia đình ông Sáu, ông Nghĩa làm giàu từ trồng rau an toàn và trồng hoa ly cho thu nhập cao, các hộ dân tại xã Xuân Phú cũng mạnh dạn chuyển quỹ đất xấu, khó canh tác để xây dựng hai trang trại chăn nuôi gà và lợn giống.

Theo tính toán của các xã viên, chỉ tính riêng chăn nuôi gà, mỗi năm trang trại cung cấp theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp từ 5 đến 6 lứa gà/năm (mỗi lứa 5.000 con) cho thu lãi trung bình khoảng 500 triệu đồng/lứa.

Nhờ xây dựng được kế hoạch sản xuất khoa học và có sự định hướng đúng đắn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay cuộc sống của người dân Phúc Thọ đã có nhiều đổi thay. Và khi có nguồn thu nhập ổn định, người dân huyện Phúc Thọ đã chủ động xây dựng NTM với số tiền đóng góp hơn 80 triệu đồng, gần 500 nghìn m2 đất của nhiều hộ dân hiến làm đường giao thông thủy lợi nội đồng, và làm đường giao thông nông thôn, ước tính gần 1 tỷ đồng.

Làm giàu từ đất, xây dựng NTM cũng từ nguồn lợi trong đất đai mà ra, chính là bí quyết mà người dân huyện Phúc Thọ có được sau những ngày "vắt đất ra nước thay trời làm mưa".

Từ một vùng quê nghèo khó, Phúc Thọ đang chuyển mình để theo kịp các địa phương khác của TP Hà Nội. Với quyết tâm và những việc làm thiết thực, Phúc Thọ sẽ cán đích NTM trong một tương lai gần.

Theo: nhandan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập305
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại237,998
  • Tổng lượt truy cập85,145,034
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây