Học tập đạo đức HCM

Làm nông nghiệp tiết kiệm nước để đối phó với biến đổi khí hậu

Chủ nhật - 13/12/2015 20:25
Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) thời gian qua đã có nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) canh tác lúa thông minh bằng giải pháp kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ (AWD), một giải pháp được xem là xu hướng cho những năm tới trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng đặt ra nhiều thách thức. TBKTSG Online đã trao đổi với ông Christian Henckes, Giám đốc Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng ven biển (ICMP) thuộc tổ chức GIZ Việt Nam xung quanh giải pháp này.
 
Ông Christian Henckes

Kỹ thuật canh tác tưới ngập khô xen kẽ (AWD) có những ưu điểm gì mà được kỳ vọng sẽ giúp người nông dân thích ứng được với biến đổi khí hậu?
 
- Ông Christian Henckes, Giám đốc GIZ-ICMP. Hiện tại và trong tương lai, nguồn nước ở hạ lưu các con sông ở ĐBSCL ngày càng ít hơn do ảnh hưởng của của biến đổi khí hậu cũng như những tác động của con người qua việc xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong. Điều này, khiến xâm nhập mặn ngày một sâu hơn vào đất liền. Những năm qua, các tỉnh ĐBSCL luôn ở trong tình trạng xâm nhập mặn cao và ngày càng sâu hơn vào đất liền. Hậu quả, nguồn nước sẽ không đủ để cung cấp cho ruộng lúa trong suốt quá trình canh tác.
 
Tuy nhiên, vấn đề này có thể hạn chế nhờ áp dụng kỹ thuật ngập khô xen kẽ. Ưu điểm của kỹ thuật này là có thể giảm từ 15-30%lượng nước mà không ảnh hưởng đến năng suất canh tác. Ngoài ra, kỹ thuật này còn giúp cây lúa ít bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh và giảm tỷ lệ đổ ngã khi thu hoạch bởi rễ lúa phát triển tốt hơn.
 
Để thích ứng với biến đổi khí hậu, đối với những nước bị ảnh hưởng lớn như Việt Nam, ngành nông nghiệp không còn cách nào khác phải tìm được phương thức canh tác cần ít nước hơn. Điều này, phải bắt đầu từ bây giờ chứ không thể chờ thêm nữa.
 
Hiện tại GIZ-ICMP đã thí điểm ở những địa phương nào và kết quả ra sao thưa ông?
 
- Kết quả thí nghiệm ở Bạc Liêu trong ba năm qua cho thấy, lợi nhuận từ sản xuất lúa truyền thống là gần 16,2 triệu đồng/héc ta mỗi vụ, nhưng với kỹ thuật AWD, lợi nhuận là hơn 22,6 triệu đồng/héc ta, tức là áp dụng kỹ thuật này vừa tốn ít nước nhưng lợi nhuận lại tăng lên 40%.
 
Tại sao lại chọn Bạc Liêu để làm làm mô hình?
 
- Bạc Liêu là tỉnh luôn có sự xâm nhập mặn mỗi năm, ở đây canh tác một vụ lúa, một vụ tôm theo mô hình một vụ lúa, một vụ tôm nhiễm mặn ven biển, nơi nước tưới tiêu phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước mưa. Các tác động của biến đổi khí hậu, cụ thể là lượng nước mưa thay đổi thất thường và xâm nhập mặn ngày càng tăng đã gây ra những thiệt hại trong canh tác lúa ở địa phương này. Vì thế, không có địa phương nào thích hợp hơn với mô hình AWD.
 
Vì thế, ngoài giống lúa chịu mặn, việc đi kèm theo là một kỹ thuật canh tác thích hợp trên đất nhiễm mặn cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu.
 
Ông có thể cho biết  GIZ có kế hoạch gì tiếp theo để giúp người dân ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu?
 
-Bên cạnh việc giúp người nông dân tại ĐBSCL tiếp cận với các kỹ thuật canh tác thông minh, chúng tôi còn hỗ trợ người dân làm sao để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, không những lúa gạo mà cả thủy sản, tiến tới mục tiêu sản xuất bền vững, giúp cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam thêm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam tham gia TPP. Ngoài ra chúng tôi cũng đồng thời có những hoạt động khác tại ĐBSCL như phục hồi và trồng rừng ngập mặn, quản lý nước, chống xói lở, quản lý tổng hợp đới bờ.
 
Xin cảm ơn ông!
 
Theo Viện nghiên cứ lúa quốc tế (IRRI), để sản xuất 1kg lúa cần đến 3.000 - 5.000 lít nước. Ước tính sản xuất 1 héc talúa với năng suất khoảng 7 tấn, cần khoảng 30.000 mét khối nước ngọt. Vì thế, IRRI đưa ra kỹ thuật AWD, bằng cách theo dõi độ sâu mực nước trong ruộng bằng “ống quan sát mực nước trên ruộng”. GIZ đã phối với với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu để thực hiện mô hình này. Kể từ 2001 đến nay đã có 1.418 nông dân được tập huấn AWD, có 41 điểm trình diễn ở Bạc Liêu. Trong vụ đông xuân 2013/2014, kỹ thuật AWD đã được áp dụng ở trên 440 héc ta trong cánh đồng mẫu lớn và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong những vụ tiếp theo.
 
Ngọc Hùng (thesaigontimes.vn) thực hiện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập178
  • Hôm nay28,065
  • Tháng hiện tại869,266
  • Tổng lượt truy cập93,246,930
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây