Học tập đạo đức HCM

Lão ngư mù gần 50 năm đi biển: Chuyện khó tin, có thật!

Thứ bảy - 08/04/2017 10:48
Mắc phải căn bệnh lạ, bị mù cả 2 mắt nhưng không đầu hàng số phận, lão ngư Lê Viết Hải (67 tuổi, trú thôn Phú Hải, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn hằng ngày ra khơi bám biển mưu sinh.

Căn bệnh lạ cướp mất đôi mắt...

Một sáng ngày đầu tháng 4, chúng tôi đến nhà lão ngư đúng lúc ông đang chuẩn bị cho ngày đi biển mới. Phải qua mấy lời chào xã giao, lão mới biết có người lạ đến hỏi chuyện đi biển của mình. Nấn ná một lúc, lão mời chúng tôi vào nhà, rồi tặc lưỡi “hôm nay, biển động chắc trưa mới đi "ăn tép" (bắt con vẹm) được nên tôi tiếp các chú”.

lao ngu mu gan 50 nam di bien chuyen kho tin co that

Lão ngư mù nhiều chục năm bám biển mưu sinh

Lão bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời mình. "Năm 5 tuổi, tôi bỗng gặp cơn sốt, rồi đôi mắt cứ kém dần đi sau đó chỉ nhìn thấy mỗi bóng đen. Do thời đó gia đình quá nghèo, cơm ăn chưa đủ no nên chỉ đi lấy các loại lá thuốc xung quanh vùng về đắp. Chữa mãi không được, biết không thể cứu vãn đôi mắt nên từ đó tôi tập sống quen dần với bóng tối".

"Ngày đó, tôi thích nhất được đi lính nghĩa vụ, hễ cứ nghe ai nói chuyện có trai làng được đi lính và có người đi học tôi lại buồn, mình mù cả 2 mắt nên có muốn làm những việc ấy cũng đành chịu thôi. Nhưng nghĩ lại, mình phải kiếm sống, tôi đã tập đi chăn bò, rồi theo đám bạn bắt ốc, ngao sò, tắm biển... Dần thành quen, những công việc đó tôi làm bình thường như những người khác”, lão kể tiếp.

Trong một lần đi cùng đám bạn xuống làng dưới chơi, lão gặp một cô gái rồi kết bạn nói chuyện. Sau một thời gian, cả hai quyết định về sống chung. Có với nhau 4 mặt con, để nuôi sống cả gia đình, ông Hải ra quyết định táo bạo: đi biển kiếm sống. Thế nhưng, tiền đóng mới thuyền để đi không có, xin người khác đi cùng thì người ta sợ ông bị mù nên gặp nguy hiểm, thành thử không ai dám cho đi.

Quyết bám biển mưu sinh

Không chán nản trước trớ trêu của số phận, ông Hải tìm đến cầu cứu những người thân và bạn bè trong làng xin bằng được lên các con thuyền ra khơi bám biển. Thương tình, một vài bạn thuyền cho ông đi thử.

lao ngu mu gan 50 nam di bien chuyen kho tin co that

Với ông Hải, nghề biển đã gắn bó máu thịt

"Mới đầu học nghề gian nan lắm, người mắt sáng đã khó huống hồ tôi lại bị mù nên phá hỏng không biết bao nhiêu tay lưới, vấp ngã trong nhiều lần ra khơi; có những lần tưởng chừng như tử thần cướp tui đi rồi chứ”, ông kể.

Sau một thời gian cố gắng, làm đã khiến mọi ngời thêm ngạc nhiên khi dần đi biển được với các thuyền viên trong thôn. “Mình dân biển mà, lại được cái to khỏe nên khi đi thuyền không bị say sóng, với lại lênh đênh trên sóng nhiều nên lặn cũng được rất lâu. Lần đầu, khi nghe các thuyền viên bảo với nhau lưới bị mắc vào đá, tôi đã quyết định xin mọi người lặn xuống gỡ lưới. Nghe tôi nói, một số người sợ, bởi từ trước tới nay chỉ thấy tôi lặn phía trong bờ chứ ngoài khơi này chưa thấy. Nhưng, tôi đã năn nỉ xin mọi người đồng ý và sau lần lặn xuống đáy biển gỡ lưới thành công đó, về sau tôi được các thuyền viên tin tưởng cho lặn xuống đáy biển mỗi khi lưới mắc vào đá”.

Việc gỡ lưới mắc vào đá ngầm là việc làm hết sức khó khăn và nguy hiểm đối với cả những người mắt sáng chứ đừng nói đến người mù cả hai mắt như ông Hải; bởi công việc này không hề đơn giản, nó không chỉ đòi hỏi người khỏe mạnh có khả năng nhanh nhẹn mà còn phải có kỹ thuật tốt.

"Để gỡ được lưới, phải mò mẫm sắp xếp thứ tự gỡ từng mắt lưới sao cho mẻ cá nặng trịch ở trong lưới không có cơ hội thoát ra ngoài, lại phải giữ cho thân mình không bị mắc vào lưới..." - lão "bật mí". Với độ sâu trung bình hơn 10 - 12m dưới đáy biển, chỉ một sơ suất chút nhỏ cũng có thể cướp đi tính mạng bất cứ lúc nào. Nguy hiểm là thế, nhưng ròng rã nhiều chục năm đi biển, lão ngư mù đã chiến thắng được số phận, luôn trở về bình an sau những lần lặn biển, để rồi cho những con thuyền đầy ắp cá tôm.

Anh Nguyễn Tiến Thương (47 tuổi, trú thôn Phú Hải, xã Kỳ Phú) - chủ tàu cá ông Hải làm việc cho biết: “Ông Hải là một trong 12 lao động trên chiếc thuyền đánh cá của anh, mặc dù bị mù 2 mắt nhưng với ông Hải, việc đi biển đánh bắt cá rất bình thường như những lao động khác, không có gì trở ngại; bởi ông đi biển từ nhỏ, không những thế lão còn là người dày dạn kinh nghiệm của làng Phú Hải này”.

Được biết, trong hàng chục năm, ông Hải đã làm việc cho rất nhiều thuyền đánh cá ở địa phương; mỗi lúc có thuyền ra khơi là ông có mặt, trung bình một ngày đi biển đánh cá của ông thu nhập từ 150-200 ngàn đồng. Những ngày biển động không thể đi đánh cá, ông vẫn xách đạy (túi đựng bằng lưới) ra biển và chỉ khoảng 2 tiếng đồng hồ, lão lại có chừng 6-8 kg vẹm. Mỗi kg có giá 30 ngàn, lão đủ nuôi sống cả gia đình trong ngày.

Nói về tấm gương giàu nghị lực này, ông Trần Đình Hậu – Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú cho biết: “Bị mù 2 mắt nhưng hàng chục năm qua ông Hải vẫn tham gia đi biển đánh cá mưu sinh. Ông là tấm gương giàu nghị lực, vượt qua khó khăn để nuôi sống cả gia đình. Với người dân thôn Phú Hải ông là “lão ngư” dày dặn kinh nghiệm trong việc đi biển và xử lý tình huống lưới đánh cá mắc vào đá ngầm”.

Rời làng biển khi nắng gần đứng bóng, hình ảnh lão ngư mù cầm chiếc đạy chân bước thoăn thoắt hướng ra biển, chúng tôi thầm cảm phục ông và chợ nghĩ: Mẹ biển chưa bao giờ phụ lòng một ai luôn thực tâm gắn bó với nghề.

Theo Anh Tấn/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập328
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại785,774
  • Tổng lượt truy cập93,163,438
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây