Hiện nay, tỉnh Ninh Bình có hàng chục nghìn trang trại quy mô lớn và vừa trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy, hải sản. Tuy nhiên, các trang trại do thiếu thông tin thị trường và phục thuộc chủ yếu vào các thương lái cho nên dẫn đến tình trạng sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản tiêu thụ chậm, giá bấp bênh, người sản xuất thường bị ép giá, ép chất lượng và thua thiệt nhiều mặt khiến sản xuất nông, lâm sản cùng nuôi trồng thủy hải sản ở địa phương chậm phát triển chưa phát huy được tiềm năng đất đai, lao động trong các vùng nông thôn Ninh Bình.
Đại diện các chủ trang trại, nhà sản xuất, kinh doanh ở Ninh Bình được tiếp cận với nhiều thông tin mới về thị trường qua việc trao đổi sản phẩm, vật tư nông nghiệp với Sàn giao dịch Rau quả và Thực phẩm an toàn Hà Nội; các quy trình vận hành cũng như tiếp cận thị trường thông qua sản phẩm của HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương với Sàn giao dịch Rau quả và Thực phẩm an toàn Hà Nội.
"Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp địa phương liên kết theo hình thức nhóm, cụ thể là sản xuất theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp đầu mối. Nhờ đó, xây dựng thương hiệu chung, tiếp thị và kết nối tiêu thụ sản phẩm theo nhiều kênh khác nhau". Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình Vũ Nam Tiến cho biết.
Đỗ Tấn
Nguồn: nhandan.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã