Học tập đạo đức HCM

Liên kết nuôi heo tránh được thời 'giải cứu'

Thứ tư - 05/07/2017 22:48
Không chỉ siêng năng, tự lập từ rất sớm, Nguyễn Đức Cường (SN 1990 ở xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, Bình Phước) còn biết phòng tránh rủi ro nhờ liên kết chăn nuôi với doanh nghiệp.

Dù giá heo thị trường xuống đáy khiến nhiều trang trại khốn khó, Cường vẫn sống khỏe...  

Học quản lý nhân sự về... quản lý heo

Theo chân ông Lê Duy Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận Lợi, chúng tôi vào thăm mô hình chăn nuôi liên kết của Cường giữa lúc cậu đang phụ tốp thợ làm nhà. “Vợ chồng em trước giờ vẫn ở trong trại heo, trong đó đường đất đỏ, mỗi lần mưa gió đi lại vất vả lắm. Giờ mới đủ tiền xây cái nhà nhỏ này”, anh chia sẻ.

19-27-18_nh_3
Ông Lê Duy Hiền (bên trái) đánh giá cao trang trại của Cường

Cường kể, cậu tốt nghiệp ĐH Lao động xã hội TP.HCM, chuyên ngành quản lý nhân sự. Nhưng từ lúc ngồi trên ghế giảng đường, cậu đã có ý tưởng sẽ về quê làm kinh tế. “Nếu mình ở lại thành phố, chắc gì đã cạnh tranh nổi? Trong khi ở nhà có rẫy, có đất. Nghĩ vậy nên em quyết định về. Không ngờ là kiến thức quản lý nhân sự mình học được là về áp dụng cho đàn heo. Nhưng nói gì thì nói, kiến thức học được cũng có ích. Ví dụ nhìn đàn heo, biết những con trái tính trái nết, ăn nhiều mà phân ra khu riêng, vì thức ăn do công ty cung cấp có liều lượng, ăn đủ thì thôi chứ không phải cứ đói là cho ăn như tự nuôi...”, Cường nói và toét miệng cười.

Vê quê, Cường cũng làm mô hình kinh tế đa dạng, vừa chăn nuôi heo, gà, cá, vừa trồng xen các loại cây ăn trái như bưởi, điều, vào vườn cao su. Nhờ nuôi nhiều con, trồng nhiều cây mà thu nhập của Cường khá ổn định, dù chưa cao.

Năm 2014, Cường lập gia đình, được ba mẹ chia một ít đất vườn cao su, cậu cất căn nhà nhỏ ra riêng và vẫn tiếp tục làm kinh tế với mô hình kinh tế cũ.

Tuy nhiên, Cường vẫn trăn trở về việc làm sao để ổn định, tránh được tình trạng sản phẩm làm ra phải phụ thuộc vào thị trường và thương lái. Sau khi được người anh trai tư vấn về hình thức nuôi heo liên kết, dù lợi nhuận không bằng tự nuôi, nhưng an toàn. Đặc biệt là phù hợp với những người ít vốn. Cường quyết định tìm đến Cty Chăn nuôi C.P xin ký hợp đồng và được chấp thuận. Theo nội dung hợp đồng, C.P có trách nhiệm giao con giống, thuốc, thức ăn và kỹ thuật. Người nuôi được hưởng từ 25 - 30 ngàn đồng cho mỗi tạ heo thương phẩm.  

Lãi hơn 300 triệu/năm

Sau khi nắm rõ quy trình liên kết, Cường vay hơn 600 triệu đồng đầu tư hệ thống chuồng trại trên diện tích đất rẫy biệt lập với khu dân cư. Trang trại chia thành 2 dãy khép kín có diện tích gần 800m2. Quy mô 600 con heo thương phẩm. Trại heo được xây dựng đúng tiêu chuẩn với khu ăn uống, khu nhà kho, nhà sát trùng, bể nước, hầm biogas, hệ thống quạt mát điều chỉnh độ gió theo tháng tuổi của heo…

19-27-18_nh_1
Ông chủ trẻ Nguyễn Đức Cường

“Cty rất nghiêm khắc trong khâu kỹ thuật, họ cho người đi kiểm tra chuồng trại, nguồn nước... sau đó mới ký hợp đồng. Ngoài việc cung cấp giống, thức ăn và các loại thuốc tiêm phòng cho đàn heo, họ còn hướng dẫn kỹ thuật rất kỹ. Mình chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, nên đây là cơ hội rất tốt để tiếp cận cách nuôi heo hiện đại. Đặc biệt, không phải lo đầu ra”, Cường nói.

Để theo dõi sát tình hình phát triển của heo, sau khi giao con giống, định lượng thức ăn, thuốc thú y, Cty còn cử kỹ sư chăn nuôi hướng dẫn kỹ thuật cho người nhận nuôi. Khi heo kém phát triển hoặc bị bệnh, nhân viên thú y của Cty sẽ tới tận nơi kiểm tra và điều trị cho heo. Sau 5 tháng heo đạt khoảng 100kg trở lên, Cty sẽ thu sản phẩm.

“Mặc dù Cty đã có hướng dẫn kỹ thuật, mình chỉ việc áp dụng, nhưng áp dụng tốt hay không còn tuỳ thuộc mỗi người. Theo hợp đồng, nếu tỷ lệ heo chết dưới 2% thì Cty sẽ thưởng 300 đồng/kg heo hơi xuất chuồng. Từ lúc nuôi đến giờ, lứa nào em cũng được thưởng hết”, Cường cho biết.

Chăm sóc đúng kỹ thuật nên đàn heo của Cường luôn được C.P đánh giá đạt chất lượng cao. Đến nay, mô hình liên kết của Cường đã được 3 năm. Bình quân mỗi năm xuất chuồng 2 lứa nuôi 2 lứa, trừ các khoản chi phí, anh “đút túi” khoảng hơn 300 triệu đồng. “Việc hợp tác với Cty hai bên cùng có lợi, người nông dân vừa có cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, vừa yên tâm sản xuất không phải lo giá thị trường biến động”, Cường nói.

+ Hiện trại heo của Nguyễn Đức Cường trở thành mô hình điểm của xã về phát triển kinh tế bền vững. Bắt đầu từ đầu năm 2017, Cường đầu tư 150 triệu đồng xây thêm một dãy chuồng 300m2 cho 200 con heo thương phẩm, tăng tổng đàn lên 800 con. Nếu làm tốt, tổng số lợi nhuận thu được có thể đạt khoảng 250 triệu đồng/lứa.

+ "Tổng đàn heo của xã không lớn, chỉ gần 2.000 con, đa phần là chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ có trại của anh Cường là lớn nhất. Nếu không liên kết với C.P thì đợt rớt giá vừa rồi cũng mệt. Đây là cách làm an toàn. Có thể lợi nhuận không bằng tự làm, nhưng tránh được rủi ro và theo định hướng thị trường của doanh nghiệp”, ông Lê Duy Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận Lợi.


Theo: Hồng Thủy/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập490
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm489
  • Hôm nay69,376
  • Tháng hiện tại805,486
  • Tổng lượt truy cập93,183,150
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây