Học tập đạo đức HCM

Lương, giáo Hải Hậu chung tay xây nông thôn mới

Thứ năm - 08/11/2012 03:08
Đến huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định những ngày này, chúng tôi cảm nhận được không khí hồ hởi xây dựng nông thôn mới của cán bộ và nhân dân nơi đây. Hải Hậu đang thay da đổi thịt. Mỗi ngôi trường, mái nhà mới, những con đường bêtông sạch đẹp đều mang dấu ấn cộng đồng…

Một buổi lễ Chủ nhật của giáo dân Hải Hâu, tỉnh Nam Định (Nguồn: TTXVN)
Xã Hải Phương có 40% dân số theo đạo Thiên chúa giáo. Sớm tinh mơ, tiếng chuông nhà thờ Giáp Nam ngân nga. Bà con giáo dân chỉn chu lễ phục đi hành lễ, gương mặt rạng rỡ đức tin trong niềm vui bình dị.

Sau hai năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người ở Hải Phương đã lên tới 17 triệu đồng một năm. Trên 87% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 90% gia đình không sinh con thứ 3, trên 95% hộ sử dụng nước sạch. Tất cả các tuyến giao thông nội đồng đã được bêtông hóa, hệ thống trường học từ mầm non đến trung học cơ sở đều đạt chuẩn quốc gia; an ninh trật tự ổn định; nhà thờ, thánh thất, giáo xứ được tôn tạo khang trang… Ít ai biết rằng, chỉ 5 năm trước đây, Hải Phương vẫn là một xã nghèo của huyện.

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Vũ Văn Hưng cho biết, Hải Phương đã đạt được 13/19 tiêu chí nông thôn mới. Có được như ngày hôm nay là nhờ sự đoàn kết không phân biệt lương, giáo. Bà con giáo dân tham gia rất chủ động và tích cực, nhất là việc dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng ngành nghề tạo thêm thu nhập, hiến đất phát triển hạ tầng giao thông…”

Cũng từ phong trào xây dựng nông thôn mới, khối đoàn kết toàn dân càng thêm bền chặt. Đã không còn sự phân biệt giữa người theo đạo và không theo đạo. Họ cùng nhau học tập, lao động, phấn đấu vì quê hương giàu đẹp.

Cách Hải Phương 3 km là xã Hải Đường, với một dòng sông đầy duyên tích. Người ta từng gọi sông Đối là đường biên giới giữa bên Lương và bên Giáo khi người theo đạo chỉ sống ở bên trái, còn bên phải là nơi cư trú của người ngoại đạo.

Ngày xưa, người bên Lương không được phép kết hôn với người bên Giáo, thanh niên nam nữ dọc hai bờ sông Đối đều hiểu quy định bất thành văn đó nên họ chỉ dừng lại ở tình bạn, không dám tiến đến tình yêu, hôn nhân.

Bà Vũ Thị Nhài, 54 tuổi, ở xóm 4 xã Hải Đường, kể “Chúng tôi có thể kết bạn nhưng tuyệt đối không có chuyện hẹn hò. Lý do khiến trai gái hai bên không thể đến được với nhau là sự khác biệt về tôn giáo, lễ nghi cũng như cách hành xử. Bên Lương theo đạo Phật còn bên Giáo hàng tuần đi lễ nhà thờ, không tin bói toán.”

Đó là chuyện trong quá khứ còn hiện tại, cùng với sự phát triển và đổi thay nhanh chóng của đất nước, đặc biệt khi Hải Đường được chọn là một trong 11 xã thí điểm của cả nước về xây dựng nông thôn mới, tư duy của người dân đã thay đổi rõ rệt. Họ hiểu rằng tuy có những khác biệt về lễ nghi tập tục, cả Giáo lẫn Lương đều có chung ước mơ ấm no hạnh phúc.

Giáo dân Mai Thị Xuân, 20 tuổi, có chồng là người bên Lương, tâm sự lúc đầu chị rất so đo về khác biệt tôn giáo, tín ngưỡng nhưng rồi chị hiểu ra rằng điều quan trọng nhất làm nên hạnh phúc chính là tình yêu. Và đám cưới đã được tổ chức theo đúng nghi lễ của cả hai bên. Anh chị đăng ký kết hôn, ra mắt họ hàng theo tục lệ của nhà trai, rồi đến nhà thờ làm lễ trước sự chứng giám của Đức Cha.

Sau hai năm làm dâu, giờ chị đã quen với nếp sống nhà chồng, cuối tuần đi lễ nhà thờ. Gia đình nhỏ ngập tràn hạnh phúc khi chào đón thành viên mới, một bé trai kháu khỉnh đáng yêu nay đã tròn 1 tuổi.

Anh Nguyễn Văn Cương, sinh năm 1988, vừa mới lấy vợ là người theo đạo hồi đầu năm. Anh kể trước khi cưới anh đã đi học giáo lý 2 tháng và giờ thì cuối tuần nào anh cũng đi nhà thờ cùng vợ. “Mình thấy đi nhà thờ cũng rất tốt, chúng mình đều hướng thiện mà!”

Sông Đối giờ đây không còn là biên giới chia cắt mà trở thành nhịp cầu kết nối tình yêu,tình đoàn kết của một cộng đồng Lương, Giáo hòa hợp. Đó là một nét đẹp, là nhân tố tạo nên đổi thay ở một một vùng quê thời hội nhập./.

Kỳ trước: Việt Nam - Mái nhà chung của tín ngưỡng, tôn giáo
Thờ Tứ Bất Tử, tín ngưỡng độc đáo của Việt Nam
Lương, Giáo Hải Hậu chung tay xây dựng nông thôn mới
Kỳ sau: Người chăm sóc thánh Ala giữa lòng Hà Nội
 
Thúy Dung-Vũ Lộc (Theo Vietnam+)
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay36,080
  • Tháng hiện tại214,647
  • Tổng lượt truy cập90,278,040
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây