Học tập đạo đức HCM

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở nông thôn cao

Thứ ba - 04/12/2012 07:51
Theo số liệu thống kê, riêng khu vực nông thôn, giai đoạn từ năm 2006 – 2011, tỷ số giới tính khi sinh luôn cao hơn mức chung (107) và ở mức cao đáng báo động

Sáng 3.12, tại TP.Đà Nẵng, T.Ư Hội NDVN, T.Ư Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cùng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức hội thảo truyền thông vận động cho cán bộ tỉnh, huyện của 2 hội tại các tỉnh khu vực miền Trung về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS).

Theo số liệu thống kê, riêng khu vực nông thôn, giai đoạn từ năm 2006 – 2011, tỷ số GTKS luôn cao hơn mức chung (107) và ở mức cao đáng báo động: Năm 2006 là 110, năm 2007 là 113, năm 2008 là 111,4, năm 2011 là 111,1.

Tình trạng mất cân bằng giới tính ở khu vực nông thôn đang ở mức rất cao (ảnh minh họa).

Một thực trạng đáng lo khác, trong khi khu vực thành thị có sự lựa chọn GTKS ở lần sinh đầu thì ở khu vực nông thôn việc lựa chọn giới tính xuất hiện ở lần sinh thứ hai trở đi và thường rất cao cho đến lần sinh thứ ba. Theo thống kê năm 2011, nếu tỷ số GTKS ở lần sinh thứ nhất của khu vực nông thôn chỉ 107,4 (thành thị là 115,6) thì ở lần sinh thứ hai và thứ ba đã tăng tên 112,6 và 119,4 (trong khi thành thị là 110,2 và 120,8).

Theo ông Nguyễn Năng An – Phó Vụ trưởng Vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng GTKS, nhất là ở khu vực nông thôn. Theo ông An, Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng có con trai nối dõi tông đường. Người già không có lương hưu hay trợ cấp xã hội nhưng thường có quan niệm nếu có con trai sẽ có người phụng dưỡng, chăm sóc về sau. Ngoài ra, do nhu cầu phát triển kinh tế hộ, ở nhiều vùng nông thôn các hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, khai khoáng, đi biển… đòi hỏi sức lao động cơ bắp của nam giới.

Xuân Trang
Theo Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập366
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm363
  • Hôm nay41,214
  • Tháng hiện tại1,192,544
  • Tổng lượt truy cập88,547,614
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây