Học tập đạo đức HCM

Mặt trận trong xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 12/08/2018 07:05
Thời gian qua, thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” Mặt trận các cấp Đắk Lắk đã vận động thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân hưởng ứng tham gia, làm cho diện mạo quê hương ngày càng đổi mới. PV Báo Đại Đoàn Kết đã có cuộc trò chuyện cùng ông Y Dec H’Đơk - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk xung quanh vấn đề này.

Mặt trận trong xây dựng nông thôn mới

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk Y Dec H’Đơk (thứ hai từ trái sang) tại lễ tặng bò hỗ trợ hộ nghèo.

PV: Ông có thể nêu một số cách làm hay của địa phương trong thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh?

Ông Y Dec H’Đơk: Thời gian qua Mặt trận các cấp trong tỉnh đã tăng cường phối hợp, phân công trách nhiệm trong triển khai các nội dung cuộc vận động. Tổ chức ký kết giao ước thi đua công tác Mặt trận năm 2018 trong hệ thống Mặt trận tỉnh, hướng dẫn Mặt trận các huyện thị xã, thành phố tổ chức tập huấn về công tác tổ chức triển khai thực hiện cuộc vận động và mỗi đơn vị từ cấp tỉnh đến huyện đều chọn 1 - 3 xã làm điểm.

Hiện MTTQ tỉnh đang duy trì mô hình chỉ đạo điểm tại xã Cư Huê, huyện Ea Kar và tiếp tục triển khai xây dựng 2 mô hình điểm cấp xã thuộc huyện Lắk và huyện Krông Bông. Đồng thời, tiến hành lựa chọn địa bàn để xây dựng mô hình chỉ đạo điểm cấp huyện. Thông qua cuộc vận động đã duy trì và xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu về tham gia xây dựng nông thôn mới như làm đường giao thông nông thôn, xóa đói giảm nghèo, cứu trợ nhân đạo, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, tổ chức các lớp dạy nghề,..

Qua đó, 6 tháng đầu năm 2018 các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia ủng hộ, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới được 19,285 tỷ đồng, hiến tặng 24.170 m2 đất và tham gia đóng góp 3.450 ngày công. MTTQ tỉnh phối hợp với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh triển khai lấy ý kiến của người dân tại 10 đơn vị cấp xã đã đăng ký về đích xây dựng nông thôn mới năm 2018; đồng thời, hướng dẫn cho cấp huyện, cấp xã thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân về xây dựng nông thôn mới. 

Tuy nhiên, một số ý kiến còn băn khoăn, lo lắng về kinh phí cho xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, địa bàn rộng, đời sống nhân dân còn khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả triển khai và thực hiện.

Thưa ông, nâng cao thu nhập cho người dân cũng là một trong những tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, vậy MTTQ tỉnh Đắk Lắk đã có những hỗ trợ như thế nào cho nhân dân trên địa bàn tỉnh?

- Hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo là một trong những trách nhiệm của Mặt trận và các tổ chức thành viên. Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, 6 tháng năm 2018, Mặt trận các cấp đã vận động quỹ Vì người nghèo được 5,052 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng 122 nhà Đại đoàn kết cho người nghèo với số tiền 4,295 tỷ đồng; mua bò giống sinh sản hỗ trợ cho 23 hộ gia đình đồng bào DTTS nghèo ở huyện Krông Búk và huyện Ea Kar với số tiền 443 triệu đồng; MTTQ tỉnh đã ban hành văn bản hướng dẫn Mặt trận các huyện thị xã, thành phố sử dụng nguồn quỹ Vì người nghèo của cấp mình để hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo,...

Hoạt động vận động Quỹ cứu trợ được Mặt trận các cấp tiếp tục triển khai với số tiền là 5,65 tỷ đồng, qua đó hỗ trợ khẩn cấp cho những trường hợp bị ảnh hưởng bởi hạn hán, lốc xoáy, hỏa hoạn, đuối nước và khắc phục do cơn bão số 12 gây ra tại các các huyện Krông Bông, Ea Súp,  Lắk,  M’Đrắk, Krông Pắk, Buôn Đôn,… với số tiền 2,107 tỷ đồng. Ngoài ra, thực hiện công tác vận động ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa đến nay trên địa bàn tỉnh đã vận động được 4,889 tỷ đồng, nhằm chăm lo cho gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, có cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Từ những sự hỗ trợ đã giúp hộ nghèo có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh. Cùng với đó những tấm lòng thiện nguyện của cộng đồng đã chung tay giúp đỡ cho hàng ngàn người nghèo trong tỉnh vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, giúp họ có được căn nhà che mưa, chưa nắng, có phương tiện sản xuất vươn lên thoát nghèo, người nghèo mắc bệnh hiểm nghèo có cơ hội được chữa trị, học sinh nghèo được cắp sách tới trường.

Thời gian tới MTTQ tỉnh sẽ có những chương trình phối hợp thống nhất hành động như thế nào để đồng hành cùng chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, thưa ông?

- Với những kết quả đạt được, trong thời gian tới, MTTQ tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; triển khai thực hiện xây dựng Quỹ Vì người nghèo để xây dựng nhà đại đoàn kết và nhà cho hộ nghèo theo Quyết định 167 giai đoạn 2 của Thủ tướng Chính phủ, thường xuyên phối hợp kiểm tra, khảo sát đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ về công tác “vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo”. 

Tăng cường tuyên truyền, vận động phối hợp thực hiện các phong trào thi đua yêu nước; triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới; phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc” các chương trình về an toàn giao thông, phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân… Tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 88 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2018) và hướng dẫn Mặt trận cơ sở nâng cao chất lượng và hiệu quả tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết dân tộc” ở khu dân cư. 

Trân trọng cảm ơn ông!

Tính đến cuối năm 2017, Đắk Lắk có 30 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới và không có xã đạt dưới 5 tiêu chí.Trong năm 2018, tỉnh phấn đấu có ít nhất 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng số xã lũy kế đạt chuẩn lên 40 xã. Do đó, để đảm bảo hoàn thành tiêu chí số 13, đưa các xã đạt chuẩn nông thôn mới theo đúng lộ trình thì các ngành, các cấp cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nhân rộng những mô hình HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả cao; gắn đào tạo nghề với triển khai các mô hình, dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cụ thể; ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị đối với sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn… 

Tác giả bài viết: Theo daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập942
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại764,096
  • Tổng lượt truy cập93,141,760
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây