Học tập đạo đức HCM

Mô hình & mẫu nhà ở cho các vùng nông thôn mới Tp.HCM

Thứ ba - 15/04/2014 10:00
Mô hình và mẫu nhà ở cho các xã nông thôn mới tại TP.HCM là nghiên cứu hướng đến việc xây dựng một mô hình và mẫu thiết kế phù hợp với nhu cầu và xu thế hình thành tập quán ở mới, gắn với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế gia đình tại nông thôn ven đô trong bối cảnh đô thị hóa. Định hướng giải pháp nhằm kế thừa những giá trị phù hợp của hình thái cư trú truyền thống, bảo tồn và nâng cao những giá trị cảnh quan có sức tái tạo và giảm thiểu những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa nông thôn.
NÔNG THÔN TP HCM TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

Nhiều khu vực nông thôn Tp.HCM ngày càng phát triển theo hướng “công nghiệp hóa”, “đô thị hóa” cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội và sự tăng trưởng dân số tuyệt đối tại khu vực nông thôn là cơ sở đổi mới cấu trúc không gian và bộ mặt kiến trúc. Kiến trúc nông thôn dần thay đổi thể hiện rõ nét qua việc “ngói hóa”, “kiên cố hóa” và “bê tông hóa” nhà ở và cảnh quan nông thôn bằng nguồn lực tự có của dân. Tuy nhiên, nhà ở của nhân dân có hình thức kiến trúc không đồng bộ, mẫu nhà lai tạp tùy tiện, thẩm mỹ tùy hứng, việc xây nhà lại phụ thuộc vào chủ thầu xây dựng. Bên cạnh đó, nhiều giá trị truyền thống của mô hình cư trú, thẩm mỹ của cảnh quan nông thôn và đặc biệt là giá trị của hệ sinh thái nông nghiệp gắn với sức tái tạo của hệ sinh thái này (Productivity) - một trong những yếu tố cơ bản của phát triển bền vững… đang đứng dưới thách thức bị mai một dần hoặc biến mất vĩnh viễn. Cụ thể là áp lực gia tăng giá trị đất đai, những biến đổi môi trường và những khó khăn trong bài toán quy hoạch và quản lý một đô thị đang phát triển lan rộng đến các khu vực đất trũng ngập nước. Ở góc độ này, bài toán quy hoạch và kiến trúc nông thôn luôn được liên hệ với những vấn đề của quá trình đô thị hóa.

Bối cảnh vùng ven của một đô thị cực lớn như TP.HCM, điều kiện tự nhiên gồm hai đặc thù địa hình thổ nhưỡng chính: Khu vực đất trũng tại Cần Giờ, Nhà Bè và khu vực đất cao tại Củ Chi và một phần Hóc môn. Khác biệt về điều kiện tự nhiên dẫn đến những khác biệt về mô hình sản xuất và kinh tế gia đình. Đây là nền tảng cho những đề xuất của mô hình cư trú và những giải pháp đi kèm về không gian, kiến trúc, cây xanh, sử dụng vật liệu, giải pháp kết cấu, kỹ thuật thu thoát nước… của các mẫu nhà.

Khi nhìn nhận Nông thôn mới là một thực thể của vùng đô thị cực lớn và xem xét mối quan hệ hữu cơ giữa trung tâm và vùng ngoại ô, những tiêu chí kiến trúc bền vững và sinh thái cảnh quan nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu và môi trường được tích hợp trong nhiều giải pháp cho các mẫu nhà. Ví dụ các nhóm giải pháp tổ chức không gian bên trong và ngoài nhà, sử dụng vật liệu, các giải pháp kỹ thuật thu thoát nước và năng lượng, giải pháp bố trí khuôn viên cảnh quan cây xanh sân vườn, hàng rào… Từng ngôi nhà như một chủ thể nhỏ nhưng có tác động tích lũy. Do đó với số lượng lớn các ngôi nhà tại vùng nông thôn (thực chất là ven đô) sẽ có tác động đáng kể đến môi trường sinh thái và cảnh quan văn hóa nông thôn.

Các mẫu nhà kèm theo hướng dẫn chi tiết giúp người dân có thể chọn mẫu hoặc tự cải biên theo nhu cầu, hoặc các khuyến nghị cụ thể về các vấn đề kỹ thuật. Ví dụ khuyến khích việc thu và trữ nước mưa bằng các sản phẩm đơn giản, tiết kiệm, tiện lợi. Mẫu được in thành tập và chuyển giao xuống các xã điển hình hoặc các huyện để chính quyền, có thể cùng các nhà thầu địa phương, các đơn vị tư vấn… hướng dẫn người dân xây dựng nhà.
Các giải pháp mẫu nhà đa dạng, là nhà ít tầng, có mái dốc. Những đề xuất hướng đến cải thiện những không gian ở và sinh hoạt truyền thống cho hợp với nhu cầu hiện đại và tiện nghi. Ví dụ, ở khu vực phía Nam Tp.HCM, huyện Củ Chi là huyện vẫn giữ được nhiều ngôi nhà chữ Đinh, sống gắn bó với đời sống, nét văn hóa lâu đời của người dân nông thôn. Những kiểu nhà truyền thống thể hiện được văn hóa sống người dân rõ nét. Gian thờ ngay chính giữa nhà thể hiện sự trang trọng, tôn kính với ông bà tổ tiên, hiên nhà dài, dọc trước và hông nhà tạo không gian tiếp cận với thiên nhiên, một không gian chuyển tiếp, đón nắng cũng như tránh ánh nắng trực tiếp vào trong nhà. Tuy nhiên, khu vực bếp, vệ sinh và phòng ngủ chính là khu vực cần cải thiện theo đúng những nhu cầu phát triển hiện đại ngày nay. Diện tích phòng ngủ trong khuôn mẫu nhà truyền thống rất nhỏ, chỉ vỏn vẹn tầm 6m2, trong khi nhu cầu phát triển hiện nay thì phòng ngủ có nhiều tính năng từ học tập, làm việc đến nghỉ ngơi thư giãn, diện tích do đó cũng tăng theo.


        


        
        Mẫu nhà ở nông thôn do TT Nghiên cứu Kiến Trúc, Sở KTQH Tp.HCM thực hiện



 
NHỮNG KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN

Xây dựng bộ mặt kiến trúc nông thôn cần một quá trình lâu dài. Quá trình này cần dựa trên cơ sở áp dụng các biện pháp đồng bộ từ khâu lập quy hoạch chi tiết, phổ biến các mẫu nhà ở mới phù hợp, nâng cao dân trí, đến việc tăng cường vai trò quản lý nhà nước tại địa phương, cung cấp kết cấu hạ tầng chung tốt và đầy đủ ở từng địa phương.

Công cụ quản lý cần có những quy định chung, rõ ràng từ chính quyền địa phương như mật độ xây dựng, chiều cao tầng, khoảng lùi công trình, bố trí sân vườn, cây xanh... Ngoài công tác triển khai quy hoạch đồng bộ, đề xuất những quy định quản lý xây nhà, cần có những chương trình đào tạo công tác quản lý xây dựng, các chương trình giáo dục nâng cao ý thức của người dân về tính thẩm mỹ, tiện dụng và những giá trị bền vững của môi trường và cộng đồng, nâng cao năng lực và vận động sự tham gia của các nhóm nhà thầu xây dựng địa phương… Sự kết hợp đồng bộ của những yếu tố trên cùng thành công của các mô hình kinh tế nông thôn mới sẽ góp phần quan trọng trong quá trình hình thành bộ mặt kiến trúc cảnh quan nông thôn mới bền vững và giàu bản sắc.
 
CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Nền tảng của các đề xuất mẫu nhà bao gồm điều kiện tự nhiên như điều kiện thời tiết, địa hình, địa chất… tập quán cư trú và mô hình kinh tế gia đình. Nghiên cứu được thực hiện thông qua quá trình phối hợp làm việc với chính quyền và người dân, các nhóm thợ xây dựng địa phương, các chuyên gia… khảo sát kỹ điều kiện tự nhiên của các khu vực ngoại thành Tp HCM, khảo sát tập quán sống, điều kiện ở, sinh hoạt, tâm lý, của người dân như nhu cầu mới về tiện nghi, sở thích về hình thức ngôi nhà, thói quen xậy dựng, những xu hướng biến đổi về cấu trúc nhân khẩu gia đình…

Nghiên cứu đã đề xuất 3 thể loại mô hình (gồm 18 mẫu nhà cơ bản) dựa trên đặc điểm kinh tế gia đình, bao gồm: nhà ở thuần nông, nhà ở ven đô và nhà phố làng. Mẫu Nhà ở thuần nông dành cho các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp thuần túy, nơi ở thường gắn với không gian sản xuất. Mẫu nhà ven đô dành cho các gia đình lao động nhiều ngành nghề như làm việc trong các khu công nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại nhà… Mẫu nhà phố làng dành cho các thành phần ở kinh doanh dịch vụ hoặc bán lẻ tại nhà, thường ở các khu vực sát vùng đô thị hóa hoặc trung tâm xã, là khu vực cung cấp dịch vụ, trao đổi hàng hóa, tiện ích… cho người dân trong khu vực.
 
Kiến trúc nông thôn dần thay đổi thể hiện rõ nét qua việc “ngói hóa”, “kiên cố hóa” và “bê tông hóa” nhà ở và cảnh quan nông thôn bằng nguồn lực tự có của dân để thay thế nhà tranh vách đất. Tuy nhiên, nhà ở của nhân dân có hình thức kiến trúc không đồng bộ, mẫu nhà lai tạp tùy tiện, thẩm mỹ tùy hứng, việc xây dựng lại chủ yếu phụ thuộc vào thẩm mỹ và thiết kế của nhà thầu. Nghiên cứu được thực hiện thông qua quá trình phối hợp làm việc với chính quyền và người dân địa phương, các nhóm thợ thầu xây dựng địa phương, các chuyên gia khảo sát kỹ điều kiện tự nhiên của các khu vực ngoại thành Tp HCM, khảo sát điều kiện ở, sinh hoạt, sở thích, nhu cầu, xu hướng... của người dân. Các mẫu nhà được thiết kế rõ ràng, kèm theo hướng dẫn thiết kế chi tiết giúp người dân có thể lựa chọn mẫu hợp lý hoặc tự cải biên tùy theo nhu cầu, hoặc các khuyến nghị cụ thể các vấn đề kỹ thuật. Ví dụ khuyến khích việc thu và trữ nước mưa bằng các sản phẩm đơn giản, tiết kiệm, tiện lợi.
 
(*) Nhóm nghiên cứu đề tài gồm: Chủ nhiệm đề tài TS.KTS Nguyễn Anh Tuấn, chủ trì đề tài theo từng giai đoạn: TS.KTS Trần Văn Thành, Ths.KTS Hoàng Lê Mạnh Thắng, Ths.KTS Nguyễn Ngọc Uyên, Ths.KTS Nguyễn Thị Khánh Hiền và các cộng sự KTS của Trung Tâm Nghiên Cứu Kiến Trúc.


TS.KTS Nguyễn Anh Tuấn, Ths.KTS Nguyễn Ngọc Uyên - Sở Quy hoạch Kiến trúc Tp.Hồ Chí Minh

Nguồn ảnh: Tác giả
Theo Tạp Chí Kiến Trúc Việt Nam số 8/2012

 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Hôm nay29,246
  • Tháng hiện tại207,813
  • Tổng lượt truy cập90,271,206
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây