Học tập đạo đức HCM

Mục tiêu quy hoạch 401 xã nông thôn mới của Hà Nội: Nhiều vướng mắc cần sớm tháo gỡ

Thứ năm - 20/09/2012 22:59
Năm 2012 là năm quy hoạch (QH) xây dựng nông thôn mới (NTM) của Hà Nội. Với sự chỉ đạo tập trung, tích cực, các địa phương đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu, tiến độ lập, trình phê duyệt QH vẫn chậm. Để hoàn thành QH xây dựng NTM 100% xã, đòi hỏi sự nỗ lực cao.
Vẫn lúng túng

Đến thời điểm này, trong tổng số 401 đồ án QH xây dựng NTM giai đoạn một (2010-2015), có 192 xã của 19 huyện, thị xã được phê duyệt QH. Nếu so với những tháng đầu năm, tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt QH có sự chuyển biến. Tại 7 huyện Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thanh Trì, Thường Tín đã có 81/168 đồ án được phê duyệt, 31 đồ án hoàn thành thẩm định, chờ phê duyệt, chỉ còn 56 đồ án đang lập QH.

Tuy nhiên, tại cuộc giao ban mới đây giữa Sở Quy hoạch - Kiến trúc với các huyện kể trên, đánh giá quá trình triển khai lập QH NTM của các xã chưa đáp ứng yêu cầu và thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. Công tác lập QH một số nơi còn lúng túng, chưa thống nhất do nội dung đồ án liên quan đến nhiều sở, ngành. Trong khi đó các đơn vị tư vấn thiếu kinh nghiệm, chưa cập nhật đủ thông tin QH chung và các QH chuyên ngành gắn với tình hình cụ thể ở địa phương. Nhiều đồ án QH chưa quan tâm đến QH sản xuất, QH sử dụng đất, nội dung một số QH chưa phù hợp với quy định của các tài liệu hướng dẫn của cấp thẩm quyền... 

Một khó khăn nữa là kinh phí hỗ trợ QH NTM cho các xã còn eo hẹp, các địa phương chủ yếu trông chờ vào ngân sách nhà nước. Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đỗ Hồng Quang cho biết, để thực hiện đồ án QH, các xã trên địa bàn huyện Chương Mỹ chủ yếu trông vào nguồn kinh phí từ đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng NTM. Thế nhưng hiện nay thị trường bất động sản ở khu vực ngoại thành bị đình trệ, huyện tổ chức các phiên đấu giá, nhưng ít người tham gia và giá cũng rất thấp.

Không riêng huyện Chương Mỹ, nhiều địa phương đang gặp khó khăn huy động nguồn vốn đầu tư cho các đồ án QH chung, QH phân khu đô thị, QH xây dựng xã NTM... Bí thư Huyện ủy Ba Vì Hà Xuân Hưng cho biết, huyện Ba Vì đang triển khai 3 QH lớn (QH chung xây dựng huyện, QH đô thị Tản Viên Sơn, QH chung thị trấn Tây Đằng) nhưng thực hiện rất chậm do cán bộ giúp việc mỏng và thiếu kinh phí... Bên cạnh đó, hiện chưa có các văn bản hướng dẫn thanh toán, quyết toán kinh phí cho công tác QH khiến các địa phương bị động, ảnh hưởng đến tiến độ chung QH xây dựng NTM.

Sản xuất rau an toàn tại huyện Đan Phượng. Ảnh: Bá Hoạt

Quy hoạch bị chồng lấn 

Nguyên nhân của sự chậm trễ QH NTM trong thời gian qua, một phần do thực hiện quá nhiều QH nhưng không đồng bộ, QH này chồng lấn QH kia. Tại các huyện như Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Từ Liêm, Đông Anh... công tác lập QH NTM gặp phải khó khăn do nằm trong QH phân khu đô thị của TP. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Nguyễn Văn Hiến cho biết, nhiều xã như Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh, Sơn Đồng... nằm trong phân khu đô thị, để lập QH NTM, huyện phải xin ý kiến các sở, ngành mất nhiều thời gian. Đến nay, ngoài xã điểm Yên Sở đã phê duyệt QH, 18 xã xây dựng NTM giai đoạn một vẫn chờ duyệt QH. Tương tự, huyện Đông Anh có 18 xã nằm trong phân khu đô thị, quá trình triển khai phải chờ hướng dẫn nên một số đồ án chậm. Huyện Mỹ Đức, một số QH như sử dụng đất, QH phân khu đô thị, QH chung xây dựng huyện, QH đê điều, QH kinh tế, xã hội... của địa phương chưa được phê duyệt, do đó các xã thiếu cơ sở pháp lý trong việc triển khai QH xây dựng NTM... Huyện Ứng Hòa QH 4 tuyến đường chạy qua, nhưng chưa xác định được mốc giới nên hầu hết các QH xã NTM rất khó xác định vị trí. Trong đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn thu xây dựng NTM cũng còn những bất hợp lý.

Ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc lý giải, trong cùng một thời điểm như hiện nay do phải thực hiện nhiều đồ án QH nên không tránh khỏi sự chồng chéo, gặp khó khăn trong khớp nối và liên quan các QH cũ. Do đó, trong quá trình thực hiện, nếu vướng mắc, các địa phương kịp thời báo cáo UBND thành phố chỉ đạo giải quyết. Theo ông Hải, nhiệm vụ QH từ nay đến cuối năm khá nặng nề, còn 209 đồ án QH NTM chờ phê duyệt, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ thành phố đến các huyện, thị xã và các xã. Các địa phương cần huy động các nguồn lực xã hội cho công tác QH và xây dựng NTM.

Thúy Nga
hanoimoi.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập221
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm218
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại824,130
  • Tổng lượt truy cập88,179,200
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây