Học tập đạo đức HCM

Nan giải tiêu chí nhà ở dân cư trong xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 21/05/2015 20:20
YBĐT - Phù Nham là xã được huyện Văn Chấn chọn làm điểm xây dựng mô hình nông thôn mới. Theo kế hoạch, đến hết năm 2016, xã phải hoàn thành 19/19 tiêu chí theo quy định. Sau 4 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay Phù Nham đã hoàn thành 14 tiêu chí. Các tiêu chí còn lại đều là những tiêu chí khó. Một trong số đó là tiêu chí về nhà ở dân cư.

Gần 9 năm qua, gia đình chị Lường Thị Liên ở Bản Quân, xã Phù Nham (huyện Văn Chấn) gồm 4 khẩu phải sống trong căn nhà rất tạm bợ, nhà rộng chừng 25m2, nền đất, cột kèo đều được làm bằng những vật liệu tạm như tre, nứa. Tường nhà chỗ thì được trát bằng đất, chỗ thì che bằng những chiếc nan tre mỏng manh, trống hoác. Ngồi trong nhà mà ánh nắng vẫn xuyên vào được. Duy nhất chỉ có mái nhà là được lợp bằng tấm Fibro xi măng. Bếp được bố trí ngay phía bên trái căn nhà. Trong nhà chị Liên, ngoài chiếc ti vi cũ trị giá vài trăm nghìn đồng mà chị cho biết là cũng phải vay để mua ra thì không có gì đáng giá hơn.

Một năm gia đình chị thường thiếu ăn từ 3 đến 4 tháng bởi nhà chỉ có 500m2 đất ruộng.  Chồng chị thường xuyên phải đi làm thuê xa, còn chị chỉ quanh quẩn ở nhà để nuôi con. Năm ngoái, chị Liên được Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Văn Chấn cho vay 40 triệu đồng nhưng chị không dám làm nhà mà đi mua trâu để chăn nuôi. Vừa bế đứa con nhỏ đang bị ốm, chị Liên vừa buồn rầu kể: “Em cũng muốn có một căn nhà, nhỏ thôi, chỉ cần chắc chắn, không phải hứng chậu khi trời mưa, vách nhà được trát bằng xi măng chứ không phải trát bằng đất như bây giờ nhưng nghèo quá, con lại ốm suốt, lo ăn còn khó nên có khi mãi vẫn không làm được nhà đâu”.

Cùng ở thôn Bản Quân, hoàn cảnh gia đình chị Lường Thị Quân cũng gặp không ít khó khăn. Vợ chồng chị mới ra ở riêng nên được bố mẹ cho mượn đất để làm nhà ở. Song vì nghèo, đứa con lớn 6 tuổi bị bệnh, hàng tháng anh chị  phải  đưa con về Hà Nội để truyền máu, mỗi lần như vậy mất trên 3 triệu đồng nên anh chị không thể làm nhà được. Đã  5 năm nay, vợ chồng chị và 2 con nhỏ sống trong căn nhà tuềnh toàng, dột nát rộng chừng hơn 20m2.

Tìm hiểu thực tế tại địa phương, được biết, qua rà soát đầu năm 2014 trên địa bàn xã Phù Nham có 203 hộ nghèo còn nhà tạm, nhà dột nát. Thông qua các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, các đoàn thể, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, sự nỗ lực của người dân, trong năm 2014, Phù Nham đã xóa được 111 nhà tạm, nhà dột nát. Hiện nay, xã còn 82 hộ ở tất cả 18 thôn chưa có nhà hoặc nhà quá tạm bợ, không có khả năng tự cải thiện. Trong  đó, 2 thôn  có nhiều gia đình khó khăn về nhà ở nhất là thôn Suối Quẻ và Cốc Củ, mỗi thôn có 10 hộ; tiếp đến là thôn Bản Tèn, Bản Đao, Bản Quân, Bản Ta Tiu, mỗi thôn có từ 7 đến 8 hộ. Những hộ còn khó khăn về nhà ở của Phù Nham hiện nay phần lớn đều là những hộ không có đất sản xuất, phải đi làm thuê.

Qua trao đổi với một số chủ hộ còn đang ở nhà tạm, nhà dột nát họ đều cho rằng: Dù rất muốn có một ngôi nhà kín trên bền dưới để không phải lo khi mưa nắng nhưng nếu bây giờ được Nhà nước hỗ trợ 5 triệu đồng thì họ cũng không thể xóa được nhà tạm vì hiện tại còn phải lo chạy ăn thì lấy đâu ra vài chục triệu để làm nhà.  

Tiêu chí nhà ở dân cư có quy định 2 nội dung: Không còn nhà tạm, dột nát và 80% nhà đạt chuẩn của Bộ Xây dựng. Theo đó, nhà đạt tiêu chí nông thôn mới phải bảo đảm các điều kiện như: diện tích nhà ở bình quân 14m2/người; kết cấu nhà phải bảo đảm 3 cứng, gồm: cứng mái, cứng khung, cứng nền và có niên hạn sử dụng 20 năm trở lên. Ngoài ra, phải có đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sinh hoạt như điện, nước sạch, vệ sinh môi trường, giao thông đi lại. Kiến trúc mẫu nhà ở phải phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng, miền. Song, nếu đem quy định này đối chiếu với thực tế tại Phù Nham thì không nhiều gia đình đạt được tiêu chí nhà ở dân cư. 

Bên cạnh 82 gia đình còn đang ở nhà tạm, nhà dột nát thì vướng mắc chủ yếu là thực hiện tiêu chí về diện tích và khuôn viên nhà ở. Theo khảo sát, hiện nay Phù Nham có khoảng 2/3 số hộ dân có nhà ở không đạt diện tích theo quy định của Bộ Xây dựng (từ 14m2/người trở lên) bởi điều kiện kinh tế không cho phép và thực tế nhu cầu ở, sinh hoạt của họ cũng không cần thiết phải xây dựng nhà rộng.

Ở một số thôn như Noong Ỏ, Phù Ninh, Cầu Thia là nơi người dân có mức sống thuộc nhóm cao nhất xã, đến nay hầu hết người dân đã xây được nhà kiên cố đảm bảo “3 cứng”. Tuy nhiên, khi xét về tiêu chí khuôn viên và các công trình phụ trợ theo quy định của Bộ Xây dựng là: có diện tích đất xây dựng nhà ở, chuồng trại, đường đi và các công trình phụ khác có diện tích từ 200 đến 400m2; đất làm kinh tế  có diện tích từ 800 - 1.000m2; tổng diện tích đất sử dụng cho một hộ gia đình làm theo loại hình nhà đất là từ 1.000 - 1.500m2… thì quá nửa số hộ không đạt.

Ông Lò Tiến Hoàn - Phó chủ tịch UBND xã Phù Nham cho biết: “Xã phấn đấu trong năm nay sẽ xóa hết toàn bộ 82 hộ còn khó khăn về nhà ở. Các hộ cũng quyết tâm để xóa nhà tạm nhưng với điều kiện kinh tế của các hộ này rất khó khăn, không có đất nông nghiệp, đa số nam giới phải đi làm thuê ở tỉnh ngoài thì để thực hiện được mục tiêu này là rất nan giải”. 
Nhà ở là tiêu chí rất quan trọng, có ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Do vậy, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước và các doanh nghiệp thì việc vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ngành nghề, có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập là giải pháp mang tính chủ động, tích cực và hữu hiệu, giúp người dân thoát nghèo bền vững, từng bước tích lũy xây dựng nhà ở ổn định, đạt chuẩn. Có như vậy, tiêu chí về nhà ở dân cư tại Phù Nham mới có thể hoàn thành theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Theo: baoyenbai.com.vn

 Tags: tiêu chí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại200,333
  • Tổng lượt truy cập92,577,997
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây