Học tập đạo đức HCM

Người Dao làm chè VietGAP trên đỉnh ngàn mây

Thứ ba - 04/09/2018 03:23
Sản xuất và chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP không còn xa lạ. Tuy nhiên, đối với xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn thì ứng dụng KHCN vào SX và gặt hái thành công là dấu hiệu khởi sắc nông thôn miền núi.

nguoi dao lam che vietgap tren dinh ngan may hinh anh 1

Thu hoạch chè ở Thái Lạo

Cách trung tâm xã Yên Cư 11km, Thái Lạo là thôn đặc biệt khó khăn, với 27 hộ người dân tộc Dao sinh sống, trong đó 24 hộ nghèo và 3 hộ cận nghèo. Đây là nơi không có hệ thống thủy lợi, không có sóng điện thoại, giao thông đi lại vô cùng hiểm trở.

Anh Lưu Đức Dũng, trưởng thôn Thái Lạo cho biết, để đẩy mạnh phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, các cấp, các ngành đã hỗ trợ bà con trồng chè chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, xây dựng thương hiệu chè Shan tuyết cho địa phương. Trên cơ sở đó, bà con thành lập tổ hợp tác 11 thành viên, thâm canh 13ha chè theo VietGAP.

"Chè Shan tuyết được trồng là giống bản địa sinh trưởng khỏe, có khả năng chịu ẩm, chịu lạnh tốt, cho năng suất chất lượng cao. Quy trình thu hoạch và xao sấy cũng được thực hiện bằng máy móc thiết bị hiện đại. Khâu đóng gói bao bì cũng được thực hiện theo dây chuyền khép kín. Chè được thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 9, mỗi kg có giá 300.000 đồng, mỗi hộ có thu nhập từ 100 - 150 triệu/năm", anh Dũng nói.

Ông Bàn Hữu Phượng, người dân thôn Thái Lạo cho biết, gia đình ông chủ yếu trồng lúa nương, cho sản lượng thấp. Từ khi chuyển sang thâm canh chè Shan tuyết cùng tổ hợp tác, gia đình ông đã từng bước cải thiện sinh hoạt...

Bà Trần Thị Kim Liên, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Mới cho biết, chè Shan tuyết tại Thái Lạo là đặc sản có tiếng nên nhiều đối tác đã đặt hàng. Tuy nhiên sản lượng không đủ cung ứng cho thị trường. Dù đã đạt được một số thành công nhất định, nhưng địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cần sự hỗ trợ về hạ tầng giao thông và kỹ thuật sản xuất...

 
Theo Phương Thảo (NNVN)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập683
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm679
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại97,914
  • Tổng lượt truy cập88,776,248
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây