Học tập đạo đức HCM

Người dân Lục Yên góp sức cho nông thôn mới

Thứ năm - 24/01/2013 19:23
Là địa bàn có nhiều dân tộc chung sống và không phải điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi hơn ở các địa phương khác, song nhiều năm nay Lục Yên luôn là địa phương đi đầu trong xây dựng giao thông nông thôn.

Nhịp sống mới trên đường làng ở Lục Yên.

Mai Sơn là nơi được huyện nhiều năm chọn làm xã điểm triển khai xây dựng đường giao thông nông thôn, nay lại làm điểm xây dựng đường gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Tình cho biết: Năm 2012, Mai Sơn được giao bê tông hoá gần 3km đường liên thôn với bề rộng nền đường 5m, mặt đường bê tông 3m, dày 16cm tại các thôn: Sơn Đông, Sơn Nam, Đán Đăm.

Điều khiến cấp ủy, chính quyền địa phương lo lắng nhất không phải là huy động sự đóng góp của nhân dân theo phương thức 40% bằng công sức, vật liệu khai thác tại chỗ và tiền mặt cùng với Nhà nước hỗ trợ 60% bằng cát sỏi, xi măng, máy móc lu lèn để cùng làm đường mà là kế hoạch và vốn, vật liệu cấp trên giao muộn. Trong khi đó, những tuyến đường thi công theo quy hoạch đều đi qua nhiều khu dân cư và diện tích đất canh tác nên có thể việc hiến đất sẽ gặp phải những khó khăn, ách tắc trong giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công…

Thực tế, ai đã đến Mai Sơn sẽ càng hiểu rõ những băn khoăn đó bởi với giống như nhiều xã nằm trong địa hình chủ yếu núi đá vôi nên khiến diện tích đất ở, đất canh tác ít nên mỗi thước đất với người dân đều là tài sản quý.

Lường trước những khó khăn đó, Mai Sơn đã chủ động nhập cuộc bằng cả hệ thống chính trị với giải pháp chính là bám sát cơ sở, cùng bàn bạc với người dân ở các thôn về các nội dung như: ưu tiên thi công đường bê tông, mở mới đường đất ở những thôn nào, mỗi hộ đóng góp bao nhiêu tiền, công lao động, cách thức làm ra sao?

Đồng thời, tích cực tuyên truyền giúp  mọi người hiểu được ý nghĩa của xây dựng đường nông thôn mới, qua đó tự nêu cao ý thức đóng góp, nhất là việc hiến đất làm đường. Mỗi đảng viên, lãnh đạo thôn, những người phụ trách các tổ chức đoàn thể gương mẫu đi đầu để người dân cùng noi gương.

Bằng cách làm này, Mai Sơn đã tạo được thành công bất ngờ khi tinh thần của những đảng viên như Tống Văn Anh - Bí thư chi bộ thôn Sơn Thượng; Trưởng thôn Đán Đăm - Hoàng Văn Chín… luôn lăn lộn với công việc của tập thể, vận động được hàng chục người dân tự nguyện hiến tới trên 5.500m2 đất, phá bỏ hàng nghìn cây ăn quả, cây lưu niên.

Lãnh đạo xã Mai Sơn xuống cơ sở vận động nhân dân hiến đất làm đường.

Điển hình như bà Phạm Thị Ngoan hiến tới 750m2 đất, ông Phạm Trung Thành hiến trên 600m2, ông Hoàng Văn Chông trên 400m2, ông Hoàng Trung Kiên hơn 200m2 hay hộ nghèo như ông Hoàng Văn Khiêm cũng hiến trên 200m2.

Ông Bạo Văn Phương cũng đã vui vẻ phá bỏ tới 250 cây lâu năm, ông Hoàng Xuân Thao phá trên 60 cây, Ông Khiêm bày tỏ: Chúng tôi già rồi nhưng nghĩ mình cần hiến đất để làm đường sá cho con cháu đến trường thuận lợi, anh em trong thôn đi lại làm ăn ngày càng tốt hơn.

Trong quá trình chuẩn bị thi công, nhân dân đã thống nhất đóng góp mỗi khẩu trong độ tuổi lao động 10 ngày công, hàng trăm lao động luôn có mặt trên các công trường mở đường hoặc vận chuyển vật liệu đổ bê tông mặt đường. Ai cũng bảo kể từ khi làm kinh tế hộ gia đình đến giờ, chỉ có làm đường giao thông nông thôn thì mọi người trong thôn mới có dịp tập trung nhau lại để lao động thật như vậy.

Ông Nguyễn Văn Tình - Phó chủ tịch UBND xã phấn khởi cho biết thêm: Ngoài việc hoàn thiện gần 3km đường bê tông liên thôn, xã cũng đã hoàn thành đựơc 16km nền đường cơ bản bảo đảm cho kiên cố hoá. Nếu như năm 2013 mà được giao tới 10km đường bê tông liên thôn thì Mai Sơn cũng sẵn sàng hoàn thành.

Rời Mai Sơn, xuôi về các xã: Minh Xuân, Yên Thắng, Vĩnh Lạc… xe máy cứ êm ru trên những tuyến đường thôn. Người dân ở những xã này đều nói về cách thực hiện kiên cố hóa đường giao thông nông thôn tương tự như ở Mai Sơn. Bởi vậy, cả huyện trong kế hoạch phát triển giao thông nông thôn năm 2012 mới có tới trên nghìn hộ dân hiến đất. Chỉ cần làm phép tính mỗi hộ hiến bình quân 100m2đất thì con số đã là rất lớn.

Người dân hiến đất làm đường là bởi xuất phát từ những nhu cầu thiết thực đúng như tâm sự của ông Khiêm ở Mai Sơn hoặc như ông Triệu Điện ở Vĩnh Lạc: "Không có đường sá thuận lợi thì việc tiêu thụ nông lâm sản của người dân vùng sâu, vùng xa sẽ mãi khó khăn. Người dân khó mà có cơ hội hướng tới chuyện làm giàu".

Từ suy nghĩ ấy mà ông Điện cũng là tấm gương không nề hà hiến trên 300m2 đất, phá bỏ nhiều cây cối để làm đường. Ý kiến của ông Hoàng Văn Vị ở  xã Yên Thắng cho rằng: Trước đây Nhà nước cho một phần còn dân tự lo đến 9 phần mà vẫn làm được đường thì nay Nhà nước đầu tư 6 phần dân chỉ đóng góp 4 phần quả là rất thuận lợi.

Ông Bùi Văn Thịnh - Chủ tịch UBND huyện Lục Yên khẳng định: năm 2012, huyện được giao kế hoạch làm đường giao thông nông thôn lớn nhất so với các địa phương trong tỉnh. Cụ thể, huyện được giao kế hoạch mở mới trên 20km đường đất và kiên cố hóa trên 22km đường bê tông liên thôn nhưng các xã đều hoàn thành tiến độ trong tháng 11 và Lục Yên lại vinh dự đón nhận bằng khen của UBND tỉnh về thành tích dẫn đầu  thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015. Thành tích này được bắt nguồn từ truyền thống làm đường giao thông của nhân dân trong huyện nhiều năm qua.

Theo nhu cầu thực tế, trong những năm tới huyện Lục Yên cần phải có thêm tới trên 90km đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa. Dẫu vậy, trong kế hoạch 2013 tỉnh đã tin tưởng tạm giao cho huyện thực hiện một phần theo kế hoạch của năm để cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân trong huyện tiếp tục phát huy khí thế phong trào làm đường giao thông năm 2012, tranh thủ điều kiện thuận lợi về thời tiết, thời gian nông nhàn… để chủ động làm đường.

Có thể nói, những thành công trong phát triển giao thông nông thôn ở Lục Yên hôm nay, ngoài sự đầu tư của Nhà nước còn có sự đóng góp rất quan trọng của công tác dân vận tạo được sự đồng thuận trong dân nên khó vạn lần, dân liệu cũng xong.

Tuy nhiên, các cơ sở trong huyện cũng bày tỏ mong muốn để cho Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015 triển khai thuận lợi, cấp trên nên chủ động sớm giao kế hoạch và đầu tư vốn, vật liệu đúng thời điểm, vào khoảng tháng 10 và tháng 3 hàng năm là thích hợp nhất.

Ở thời điểm này người dân mới tranh thủ được lúc nông nhàn, cây cối, hoa màu đã thu hoạch thuận lợi cho giải phóng mặt bằng, ít mưa thì việc thi công mới thuận lợi.

 Hoàng Nhâm

Theo  baoyenbai.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập178
  • Hôm nay30,333
  • Tháng hiện tại223,426
  • Tổng lượt truy cập92,601,090
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây