Học tập đạo đức HCM

Người thương binh giúp giải quyết việc làm cho hàng chục lao động

Thứ sáu - 10/08/2018 10:16
Cứ ngỡ sau 27 năm cống hiến trong quân ngũ, thương binh Nguyễn Mạnh Lừng (Xuân Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) sẽ an phận trong những ngày còn lại. Nhưng, không, người “thương binh tàn nhưng không phế” này luôn đau đáu với nghề truyền thống để giúp mình và cộng đồng vươn lên.

Người thương binh giúp giải quyết việc làm cho hàng chục lao độngThương binh 3/4 Nguyễn Mạnh Lừng bên bộ lưới vàng rẹo (ngành nghề truyền thống do ông làm "sống lại")

Như bao thanh niên cùng trang lứa, năm 1967, khi vừa tròn 19 tuổi, chàng trai Nguyễn Mạnh Lừng lên đường tòng quân. Sau 27 năm chinh chiến, sức khỏe của ông chỉ còn lại gần 60% (thương binh 3/4), lại nhiễm chất độc da cam loại 2.

Trở về địa phương năm 1994, khi Nhà nước có chủ trương trồng rừng phòng hộ ven biển (1995), người CCB từng kinh qua 3 mặt trận Việt Nam, Lào, Campuchia liền xung phong nhận 2 ha đất ở thôn Lâm Phú để trồng phi lao chắn cát.

Chỉ trong 5 năm, 15 ngàn cây phi lao đã “phủ kín” bờ biển dài 3 km trở thành tấm khiên vững chãi che chắn cho bao hộ dân làng biển nơi đây.

Người thương binh giúp giải quyết việc làm cho hàng chục lao động15.000 gốc phi lao tuổi đời hơn 20 năm là tấm chắn vững chắc bảo vệ làng mạc do CCB dày công vun trồng

Không chỉ dừng lại ở đó, người thương binh còn góp phần làm “sống lại” nghề truyền thống vốn bị thất truyền.

Trước năm 2000, Xuân Liên vốn nổi tiếng về nghề đánh cá lộng, cả xã có 10 "vàng lưới rùng" và "vàng lưới rẹo" chuyên đi đánh bắt cá các loại mực trên biển. Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau, nghề đánh cá bằng "vàng lưới rùng" và "vàng lưới rẹo" ở Xuân Liên bị quên lãng từ hàng chục năm nay.

Người thương binh giúp giải quyết việc làm cho hàng chục lao độngÔng Lừng bên bộ đánh bắt "vàng lưới rừng" đã bị thất truyền từ lâu

Vốn xuất phát từ nghề "vàng lưới rùng" từ tấm bé nên ông Lừng luôn đau đáu ý tưởng khôi phục nghề bởi nó tạo việc làm cho rất nhiều lao động trong khi thời điểm đó lượng lao động xã Xuân Liên dư thừa quá nhiều.

Nhưng, khi ông đề xuất khôi phục nghề truyền thống, “không ít người phản đối, thậm chí còn mỉa mai cho rằng quá lỗi thời không hiệu quả” – ông Lừng nhớ lại đôi mắt phảng phất buồn.

Không để tâm huyết của mình “đổ sông đổ biển’, ông kiên trì gõ cửa từng nhà tuyên truyền vận động thuyết phục nhiều hộ dân khôi phục lại ngành nghề truyền thống bằng cách thành lập tổ hợp tác "cùng chí hướng" …

Người thương binh giúp giải quyết việc làm cho hàng chục lao độngNgoài công việc trồng phi lao chắn cát, khôi phục nghề đánh bắt bị thất truyền ông Lừng còn thú vui khác là chăm sóc vườn cây quả trong vườn nhà

Sau những nỗ lực không ngừng, năm 2011, tổ hợp tác đánh bắt lưới rùng xã Xuân Liên được thành lập với tên gọi “Tổ hợp tác khai thác chế biến Hải sản Bình Minh” gồm 26 thành viên do CCB Nguyễn Mạnh Lừng làm chủ nhiệm.

Thiếu vốn, thiếu ngư cụ, phần lớn thành viên đều thuộc diện hộ nghèo nên “tài sản” chủ yếu chỉ là sức lao động. Bởi vậy ông Lừng đã phải “chạy đôn chạy đáo” khắp nơi để tìm nguồn kinh phí và cầm cố tài sản vay ngân hàng được 100 triệu đồng đầu tư đóng thuyền mua sắm ngư cụ đánh bắt thủy sản ven bờ.

Năm đầu tiên hoạt động, tổ hợp tác đã thu về trên 100 triệu đồng lãi ròng. Sau khi dành một ít trả nợ ngân hàng, ông chia đều lợi nhuận cho các xã viên. Do mỗi năm chỉ đánh bắt được khoảng 4 tháng, thời gian còn lại xã viên không có việc làm nên cuối năm 2013 ông tiếp tục vay ngân hàng thêm 50 triệu đồng để đầu tư sắm thêm "vàng lưới rẹo" và lưới sứa nhằm tăng thu nhập cho các thành viên.

Sau 7 năm hoạt động, tổ hợp tác đã tạo việc làm ổn định cho 26 xã viên với mức thu nhập từ 7 - 10 triệu đồng/người/tháng. Nhờ có sự giúp đỡ, động viên khích lệ của ông, đến nay, các hộ ngư dân khác ở Xuân Liên đã thành lập thêm được 3 vàng lưới rùng khác, giải quyết công ăn việc làm cho gần 100 trăm lao động.

Người thương binh giúp giải quyết việc làm cho hàng chục lao động.Cùng Chủ tịch Hội Người Cao tuổi Hoàng Đức Minh bàn bạc trao đổi "việc nước"

Không chỉ làm kinh tế giỏi, thương binh Nguyễn Mạnh Lừng còn năng nổ trong mọi hoạt động xã hội tại địa phương. Với cương vị là Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh xã Xuân Liên, Chi hội trưởng người cao tuổi thôn Lâm Phú…, ông không ngừng vận động hội viên tham gia tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Theo: Hoài Nam/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập268
  • Hôm nay43,411
  • Tháng hiện tại1,255,964
  • Tổng lượt truy cập88,611,034
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây