Nguyên liệu làm trà chính là phần gốc của những đọt măng. Cơ duyên đưa anh Chung đến với ý tưởng làm trà là sau khi thu hoạch măng tây, phần gốc anh thường vứt đi, vài lần quan sát anh thấy ở những gốc măng có rất nhiều kiến và côn trùng bu xung quanh.
Nghĩ chắc chắn phần gốc măng tây sẽ có giá trị dinh dưỡng, anh lên mạng tìm hiểu mới biết, người ta đã làm trà từ những gốc măng tây xanh từ lâu.
Vợ anh Trần Văn Chung kiểm tra chất lượng trà măng tây.
“Lúc đầu, tôi thử đem gốc măng tây đi phơi nắng nhưng không được, măng thối hỏng hết do có nhiều chất dinh dưỡng, nên tôi nghĩ đến việc sấy khô. Để đảm bảo chất lượng, anh Chung mang măng tây đến một doanh nghiệp chuyên sấy hoa hòe làm trà, thuốc trên địa bàn để nhờ sấy khô, sấy trên nhiệt độ thấp và chậm để đảm bảo giá trị dinh dưỡng.
Theo đó, măng sau khi thu hoạch phần ngọn, phần gốc rửa sạch, cho vào nhà máy sấy trong vòng 24h, cứ 10kg gốc măng thì được 1kg chè khô.
Anh Chung đóng gói trà giao cho khách.
"Lần đầu tiên pha trà măng tây uống, tôi rất hồi hộp nhưng rất may là vị của nó tương đối dễ chịu. Cảm nhận đầu tiên là chè có vị ngọt, thơm, dễ uống, thơm như râu ngô và ngọt như cam thảo”, anh Chung cho biết.
Anh Chung cho biết thêm, cọng măng tây sau khi sấy xong ăn rất giòn và ngọt như bim bim.
Hiện, anh Chung đang cung cấp trà măng tây xanh cho thị trường với giá 300.000 đồng/kg, mỗi ngày anh chỉ cung cấp được 2kg vì không có đủ nguyên liệu. Anh cũng đã gửi sản phẩm đến cơ quan chức năng để kiểm định chất lượng.
10kg gốc măng tây mới được 1kg trà khô.
Cây măng tây có tên khoa học là Asparagus, xuất xứ từ châu Âu là một bộ trong lớp thực vật lá mầm được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960. Ở châu Âu trước đây, măng tây chỉ được dành riêng cho vua chúa, tầng lớp quý tộc. Vì những giá trị dinh dưỡng mang lại quá lớn từ măng tây nên măng tây còn được gọi là rau hoàng đế.
Nước trà có màu vàng bắt mắt, vị thơm, ngọt như cam thảo.
Những năm đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã chính thức đưa ra kết luận rằng măng tây có khả năng hỗ trợ điều trị và chữa bệnh ung thư một cách hiệu quả, bao gồm ung thư vú, ung thư gan, ung thư bàng quang, ung thư ruột, bệnh tim mạch, huyết áp…Ngoài ra măng tây còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng tố vi lượng.
Người Nhật Bản dùng rễ măng tây đun sôi pha cùng sữa chữa bệnh loãng tinh trùng ở nam, giúp tăng khả năng thụ thai. Phụ nữ đang trưởng thành, măng tây giúp điều hòa kinh nguyệt, trẻ lâu. Trong quá trình mang thai măng tây giúp sự phát triển của thai nhi khỏe mạnh nhờ chứa nhiều acid folic.
Măng tây rất hiệu quả trong việc phòng táo bón, khi ăn uống ngộ độc măng tây giúp lợi tiểu mạnh và thải độc ra ngoài.
Những kết quả nghiên cứu chứng minh hiệu quả của trà măng tây cũng tương đương măng tây.
Theo: Khánh Nguyên/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã