Học tập đạo đức HCM

"Nhị Công" và nông thôn mới...

Thứ hai - 15/06/2015 05:08
Năm 2011, TP Uông Bí bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) ở 2 xã duy nhất trên địa bàn là Điền Công và Thượng Yên Công. Thời điểm đó, đây là 2 địa phương có nhiều khó khăn. Thế nhưng, đến nay, ở cả 2 xã “Nhị Công” đã có sự đổi thay to lớn.

Đột phá từ nhận thức

Trên con đường liên thôn trải bê tông rộng 3,5m, hai bên rợp bóng cây xanh và nhiều nhà kiên cố, trong đó có không ít ngôi nhà cao tầng hoành tráng, chúng tôi đến thôn 1, xã Điền Công. Dường như đoán được những cảm nhận của nhà báo về sự đổi thay nơi đây, đồng chí Hà Thị Huyền, Bí thư Đảng uỷ xã - người đi cùng chúng tôi cởi mở trao đổi: Kết quả của thôn 1 hôm nay thể hiện nỗ lực cao nhất và sự chuyển biến mạnh mẽ nhất về nhận thức của người dân nơi đây, đặc biệt là tính chủ động trong phát triển kinh tế. Thôn 1 từng là thôn rất khó khăn của xã Điền Công. Cái khó ở đây không phải do thiếu tư liệu sản xuất mà là người dân ngại thay đổi, ngại tiếp cận và ứng dụng cái mới. Bởi vậy từ năng suất lao động cho đến giá trị cây trồng, vật nuôi đều đạt kết quả thấp. Chỉ từ khi xã triển khai chương trình xây dựng NTM gắn với các phong trào thi đua có sức lan toả mạnh thì người dân thôn 1 mới thực sự vào cuộc. Họ dần nhận ra những công trình hạ tầng đang được đầu tư, những mô hình kinh tế mới đang được đưa vào ứng dụng sẽ có tác động lớn đến chính đời sống gia đình mình. Từ đó, mọi người bắt đầu quan tâm, hưởng ứng, vào cuộc, hăng hái tham gia các mô hình trồng giống mới, áp dụng công nghệ canh tác tiên tiến. Nhiều hộ dân còn chủ động đề xuất với xã cho nhập các mô hình cây, con mới hoặc tham gia các mô hình sản xuất điểm. Chính bởi vậy tỷ lệ diện tích cấy giống lúa mới của thôn lên đến trên 80%; nhiều mô hình cây, con được thử nghiệm thành công và phát triển mở rộng, trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Đơn cử như các mô hình trồng dưa gang, dưa hấu, khoai lang tím, nuôi cá rô phi đơn tính, tôm thẻ chân trắng… Từ thôn 1, các phong trào thi đua phát triển sản xuất xây dựng NTM thêm lan toả và tạo lan toả trong toàn xã. Đó là những chuyển biến ở Điền Công, vậy ở Thượng Yên Công ra sao?

Đoàn viên thanh niên xã Thượng Yên Công ra quân tình nguyện xây dựng đường giao thông nội đồng trên địa bàn xã.
Đoàn viên thanh niên xã Thượng Yên Công ra quân tình nguyện xây dựng đường giao thông nội đồng trên địa bàn xã.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, sự đổi mới trong nhận thức của người dân Thượng Yên Công lại thể hiện rõ nét nhất trong việc thực hiện nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường. Những năm trước đây các hộ dân thường bố trí hệ thống chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm, nhà vệ sinh trước nhà chính dẫn đến ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ con người. Các khu vực chân đập lớn như đập tràn Miếu Bòng, đập tràn Nam Mẫu 1 và một số khe suối đầu nguồn cũng là nơi bà con đổ rác thải sinh hoạt, gây ô nhiễm nguồn nước và mất mỹ quan chung. Tuy nhiên, kể từ khi xây dựng nông thôn mới, xã đầu tư mạnh về công trình nước sạch, hỗ trợ xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu, công trình chuồng trại, nhà vệ sinh hợp chuẩn thì ý thức của người dân được nâng lên. Họ bảo nhau không xả rác thải, nước thải bừa bãi nữa mà thay vào đó thành lập các tổ vệ sinh môi trường để thu gom rác thải. Người dân cũng di chuyển chuồng trại, nhà vệ sinh xa nhà chính và bố trí ở địa điểm phù hợp hơn; sửa sang, xây mới những công trình này đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hơn. Để “mục sở thị’, chúng tôi đến tận thôn Khe Sú - là địa bàn thuộc vùng sâu, xa của Thượng Yên Công, có 100% đồng bào dân tộc và cuộc sống gắn với tập quán chăn thả gia súc với số đầu trâu, bò, dê… trong thôn lên đến gần 1.000 con. Không giống như trước kia, ở thôn Khe Sú bây giờ không có mùi xú uế; đường liên thôn, xóm sạch sẽ, nhiều cây xanh và đặc biệt 100% hệ thống chuồng trại của các hộ gia đình đều cách xa nhà chính, nhiều nhà có giếng khoan, bể lớn để chứa nước ngọt. Đồng chí Lã Hoàng Mai, Bí thư Đảng uỷ xã đồng thời là Chủ tịch UBND xã Thượng Yên Công cho biết: Hiện toàn xã có 3 tổ thu gom rác thải tại chỗ và phối hợp 2 doanh nghiệp đảm bảo xử lý rác thải; 99% dân cư sử dụng nước hợp vệ sinh; 93% hộ dân có nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn kỹ thuật…

Và những “cú huých”

Năm 2011, theo kết quả điều tra của TP Uông Bí thì thu nhập bình quân của người dân ở 2 xã Điền Công và Thượng Yên Công đều rất thấp (xã Điền Công là 7,2 triệu đồng/người/năm; xã Thượng Yên Công là 6,5 triệu đồng/người/năm). Đây chính là hệ quả của việc sản xuất manh mún, ruộng đất bỏ hoang nhiều… Quyết tâm cải thiện tình hình này, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, TP Uông Bí dành nguồn vốn để đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất của 2 xã Điền Công, Thượng Yên Công. Bằng nhiều giải pháp, TP Uông Bí chỉ đạo 2 xã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt tại Thượng Yên Công thành phố giao cho các hộ dân các điểm bán hàng phục vụ khách du lịch tham quan Yên Tử; thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất sản phẩm có thương hiệu và khuyến khích các hộ dân trồng cây dược liệu… Còn tại xã Điền Công, thành phố tổ chức hỗ trợ, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản cho các hộ dân… Năm 2014, Uông Bí còn đẩy mạnh việc xây dựng và đưa ra thị trường các sản phẩm OCOP được sản xuất tại xã Thượng Yên Công như rượu mơ Yên Tử, nấm linh chi Yên Tử; dầu xoa bóp trầu tiên Yên Tử… Theo số liệu từ TP Uông Bí, tổng vốn đầu tư trong 4 năm thành phố huy động cho phát triển sản xuất tại Điền Công, Thượng Yên Công là trên 140 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách 8 tỷ đồng; vốn xã hội hoá 112 tỷ đồng; còn lại là nhân dân đầu tư gần 20 tỷ đồng. Chính nhờ sự quyết liệt trên nên hiện nay các hoạt động sản xuất kinh doanh của 2 xã đã phát triển mạnh. Trên địa bàn 2 xã đã có 6 trang trại doanh thu khoảng trên 1,5 tỷ đồng/năm; 70 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt; có 12 cơ sở sản xuất kinh doanh: Chế biến dăm gỗ, chế biến và kinh doanh đồ mộc dân dụng, hàng năm cho thu nhập trên 12 tỷ đồng; 1 cơ sở sản xuất rượu mơ; 2 cơ sở nuôi trồng nấm linh chi... Theo đó, thu nhập của người dân tăng lên trên 21 triệu đồng/người/năm, gấp hơn 3 lần so với thời điểm trước khi xây dựng NTM.

Có thể khẳng định, sau 4 năm xây dựng NTM ở Điền Công và Thượng Yên Công, bộ mặt nông thôn Uông Bí đã thay đổi toàn diện.

Theo baoquangninh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập504
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm502
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại880,455
  • Tổng lượt truy cập92,054,184
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây