Học tập đạo đức HCM

Nhìn lại 15 năm xây dựng văn hóa ở khu dân cư

Chủ nhật - 11/08/2013 12:25
Sau khi Nghị quyết TƯ 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ra đời, ngày 12-6-2001 Chính phủ và Ban Thường trực UBTƯMTTQ Việt Nam thống nhất đổi tên CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” thành CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Như vậy, CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” là sự tiếp nối và phát triển của CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” do UBTƯMTTQ Việt Nam phát động từ tháng 5-1995, là cuộc cách mạng ở cơ sở kế thừa, quy tụ, mở rộng và nâng cao CVĐ "Đời sống mới”do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng trước đây và phát huy những kinh nghiệm, kết quả của các CVĐ, các phong trào thi đua yêu nước vốn có hiện nay của nhân dân ta.
 
Qua gần hai thập kỷ triển khai, đến nay CVĐ đã lan tỏa đến hầu hết các thôn, làng, ấp, bản, đường phố ở mọi vùng, miền của Tổ quốc.
 
Với sự hưởng ứng nhiệt tình và nhanh chóng của các khu dân cư đã chứng tỏ đây là cuộc vận động cách mạng hợp lòng dân, là phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn dân trong thời kỳ đổi mới do Đảng lãnh đạo, các tổ chức trong hệ thống chính trị tham gia tổ chức, thực hiện với sự chủ trì phối hợp của MTTQ các cấp, nhất là  Ban Công tác Mặt trận trên địa bàn dân cư.
 
Kết quả rõ nét nhất mà CVĐ mang lại là khuyến khích, động viên nhân dân phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở mang ngành nghề, giải quyết việc làm, góp sức cùng nhau thành lập các tổ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật; giúp nhau về vốn, giống cây trồng, vật nuôi, kinh nghiệm sản xuất; xóa nhà tranh tre dột nát, thực hiện ngói hóa… Nhờ đó, nhiều nơi đã xóa được hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo, tăng hộ làm ăn khá giả.
 
Mặc dù sống và hoạt động trong cơ chế thị trường, song chính nhờ có CVĐ đã làm sâu sắc thêm "tình làng, nghĩa xóm” – một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Chính nhờ có sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau nên nạn cho vay nặng lãi ở nhiều nơi giảm hẳn, có nơi đã bị chặn đứng; sản xuất phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
 
Cuộc vận động đã có tác động tích cực đến việc huy động nguồn lực, tập trung sức giải quyết những vấn đề bức xúc trong cộng đồng như vệ sinh môi trường; cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường làng, ngõ xóm; xóa cầu khỉ; đưa điện, nước sạch về từng hộ gia đình; giúp nhau thanh toán nhà tranh tre, vách đất; cải tạo, nâng cấp, xây mới các trường học, trạm xá…
 
Với phương châm "nhân dân tự làm”; "nhân dân làm với sự hỗ trợ của Nhà nước” và "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, CVĐ đã góp phần làm thay đổi mau chóng cảnh quan khu dân cư ở nhiều nơi, cả ở thành thị lẫn nông thôn.
 
Kết quả nổi bật của CVĐ là đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, giúp các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng có cuộc sống ổn định về vật chất, vui vẻ về tinh thần.
 
Cuộc vận động đã tạo tiền đề và điều kiện cho việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân bằng hình thức tự quản ở khu dân cư. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt khi triển khai CVĐ là dựa vào dân, thực sự để dân bàn, dân tự quyết những vấn đề bức xúc do chính cuộc sống ở từng khu dân cư đặt ra vì lợi ích của dân, thực hiện bằng sức dân, do dân tự quản.
 
Thực hiện tư tưởng chỉ đạo trên, những năm qua nhiều hình thức nhân dân tự quản xuất hiện ở hầu khắp các khu dân cư. Một trong những hình thức tự quản phổ biến là việc xây dựng và cam kết thực hiện hương ước, quy ước. Thông qua việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, từng người dân, từng hộ gia đình đã dần hình thành thói quen tự giác tham gia các công việc của cộng đồng, thực hiện "dân biết, dân bàn, dân  làm, dân kiểm tra”. Qua đó, hoạt động thanh tra nhân dân do MTTQ xã, phường phụ trách hoạt động có hiệu quả hơn.
 
Cuộc vận động đã góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự  lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, góp phần xây dựng lực lượng chính trị gắn bó với nhân dân, tăng cường và mở rộng khối Đại đoàn kết toàn dân, giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội ở hầu hết các xã, phường, địa bàn dân cư.
 
Thông qua CVĐ, các tổ chức của Mặt trận cơ sở được củng cố và mở rộng; vị trí, vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội được khẳng định; hoạt động của Mặt trận trong các tầng lớp nhân dân ngày càng rõ nét. Tuy nhiên, cùng với những tiến bộ nêu trên, qua 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết TƯ 5 "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã bộc lộ hàng loạt những hạn chế, yếu kém, trong đó yếu kém lớn nhất là văn hóa chưa làm được chức năng "nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội” như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đề ra.
 
Vì vậy, văn hóa chưa có đóng góp rõ nét vào việc xây dựng con người Việt Nam nói chung, người đảng viên nói riêng về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội. Điều đó thể hiện rõ nhất ở tình trạng suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ngày càng tăng và nghiêm trọng.
 
Nếu như ở thời điểm Hội nghị lần thứ 5 khóa VIII  Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết về văn hóa, Văn kiện Đại hội VIII nhận định: "Điều đáng lo ngại là không ít cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hóa về phẩm chất, đạo đức, sức chiến đấu của một bộ phận tổ chức cơ sở Đảng suy yếu” thì đến Đại hội IX, Văn kiện lại khẳng định: "Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta. Tình trạng lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến”.
 
Tình trạng đó càng về sau càng trầm trọng và tinh vi hơn. Vì thế, Đại hội XI nhận định: "Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước”.
 
Một biểu hiện mới xuất hiện từ sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) là tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy huân chương có xu hướng phát triển và ngày càng tinh vi.
 
Tình hình đó là do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân quan trọng là trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, cũng như trong hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta đã buông lỏng, không quyết liệt trong việc thực hiện khẳng định định hướng xã hội chủ nghĩa; không quán triệt quan điểm tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển như Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã đề ra.
 
Nghị quyết TƯ 5 khóa VIII chủ trương: Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. Đây là một chủ trương đúng. Có thể hình dung gia đình Việt Nam là một xã hội thu nhỏ, là tổ chức tế bào của cộng đồng, là nhân tố tích cực để phát triển xã hội Việt Nam thông qua thực hiện các chức năng cơ bản như duy trì nòi giống, thực hiện chức năng kinh tế; thỏa mãn các nhu cầu tình cảm; nuôi dưỡng, giáo dục, rèn luyện và thực hiện các chức năng đó mà hình thành các mối quan hệ gắn bó với nhau về quyền lợi và trách nhiệm, về tình thương và lòng biết ơn, về ngôn ngữ và cách cư xử hàng ngày.
 
Văn hóa gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng của thời đại, của tôn giáo ở những mức độ khác nhau. Song văn hóa gia đình luôn lấy đạo lý làm gốc. Đó là hiếu với ông bà, cha mẹ; hòa thuận giữa vợ chồng, anh em; nhất là nhường nhịn lẫn nhau để đảm bảo gia đình hòa thuận, vui vẻ và hạnh phúc. 
 
Xây dựng gia đình văn hóa là một quá trình lâu dài, từ thấp lên cao, không thể nóng vội. Kế thừa và phát huy văn hóa gia đình 15 năm qua chúng ta xây dựng gia đình văn hóa với 4 tiêu chuẩn và 13 tiêu chí (theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BVH-TT ngày 2-1-2002 của Bộ Văn hóa – Thông tin).
 
Đạt cho được 4 tiêu chuẩn và 13 tiêu chí của một gia đình văn hóa như quyết định trên, là một quá trình phấn đấu lâu dài và đầy gian khổ của mọi thành viên trong gia đình. Chỉ cần 50% hộ gia đình đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa” đích thực (chứ không phải 80% như quy định) đã thực sự làm cho "Làng văn hóa”,  "Khu phố văn hóa” thay da đổi thịt, phong quang, sạch đẹp, có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, có đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú.
 
Sỡ dĩ nhân dân nhiều nơi hiện nay "dị ứng” với danh hiệu "Gia đình văn hóa”, "làng văn hóa”, "khu phố văn hóa” vì bởi bệnh thành tích và cả nể, nhiều nơi đã công nhận tràn lan.
 
Nhân dân không chấp nhận những gia đình được công nhận là gia đình văn hóa, nhưng ở đó con cái bất hiếu với cha mẹ, anh em, vợ chồng đối xử tệ bạc với nhau; không chấp nhận những làng, khu phố được công nhận là "văn hóa” nhưng vẫn tồn tại ngang nhiên các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc, nhiều thanh thiếu niên hư hỏng, buôn bán phụ nữ, trẻ em...
 
Nhân dịp tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 5 (khóa VIIII) về văn hóa, chúng ta với thái độ nhìn thẳng vào sự thật để xem xét một cách khách quan cái được cũng như cái chưa được để có chủ trương, giải pháp thiết thực nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nguyễn Túc
Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam

 Tags: xây dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập287
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm285
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại217,693
  • Tổng lượt truy cập90,281,086
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây