Học tập đạo đức HCM

Những công trình nông thôn mới do dân và của dân.

Thứ tư - 09/03/2016 20:07
Đông Hà từng là xã nghèo của huyện Đức Linh (Bình Thuận) vừa được công nhận xã nông thôn mới (NTM), nâng tổng số xã đạt chuẩn của huyện lên 4 xã. Có thể nói, Đông Hà là câu chuyện đầy thú vị về sức dân, lòng dân.
Vượt khó đi lên Ông Huỳnh Đa Trung, Bí thư Huyện ủy huyện Đức Linh cho biết: Đến nay toàn huyện có 4 xã đạt tiêu chuẩn (chiếm 36% số xã) gồm Mê Pu, Sùng Nhơn, Đức Hạnh và Đông Hà. Tuy nhiên trong điều kiện khó khăn chung về nguồn vốn đầu tư thì việc thực hiện các tiêu chí cần sử dụng nguồn vốn lớn là rất khó. Mặt khác, thời gian qua giá cả các mặt hàng nông sản xuống thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, cũng có nghĩa ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng NTM. Sau 5 năm xây dựng NTM, Đức Linh đã đạt 175 tiêu chí/11 xã, bình quân 15,9 tiêu chí/xã, tăng 12,7 tiêu chí/xã so với cuối năm 2010. Số xã đạt từ 15- 18 tiêu chí là 3/11 xã (chiếm 28%) và số xã đạt từ 10-14 tiêu chí là 4 xã (chiếm 36%). Đặc biệt, việc đạt danh hiệu NTM của xã Đông Hà là câu chuyện sống động do biết huy động sức dân. Đưa chúng tôi về xã Đông Hà để tận mắt chứng kiến những điều thú vị, hiếm có trong quá trình xây dựng NTM, ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đức Linh cho biết, tiêu chí giao thông đòi hỏi kinh phí cao nên khó thuyết phục bà con nhất, đặc biệt các công trình đòi hỏi vốn đối ứng nhà nước và nhân dân cùng làm. Vì vậy các đảng viên, cán bộ xã phải gắn với ấp, đến vận động từng hộ dân. Có hộ phải vận động 2 - 3 lần mới thông. Và khi đã thông, thì chất lượng những con đường liên ấp của Đông Hà đạt cao hơn chuẩn tiêu chí NTM. Ví dụ như đường 766 sau khi mở xong, không chỉ đi lại dễ dàng mà xe trên 30 tấn cũng có thể ra vào không sợ lún. Giao thương thuận tiện, nhiều hộ dân đã nhanh chóng thoát nghèo. Như hộ chị Nguyễn Thị Thời (thôn 2A) từ hộ nghèo được các đoàn thể hỗ trợ xây nhà tình thương đã mở cơ sở bóc tách hạt điều và có nguồn thu nhập ổn định. Chợ Đông Hà, công trình của dân và do dân Hộ ông Trần Đức Tú (tổ 1, thôn Nam Hà) từ chỗ khó khăn nhờ dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã đã chuyển sang trồng tiêu, thu nhập hơn 4 tấn hạt tiêu/năm, kinh tế gia đình đã vượt lên thành hộ khá giả. Thu nhập bình quân của người dân Đông Hà hiện nay đạt trên 30 triệu đồng/người/năm. Huy động trí tuệ người dân Đông Hà còn một số bãi rác nằm ở những nơi công cộng ảnh hưởng đặc biệt đến môi trường và sức khỏe như các bãi rác nằm sau chợ Đông Hà, chân cầu Gia Huynh, Cầu Cháy, cầu Đội 1… Mặc cho rác chất cao, mùi ô uế nhưng cứ động vật chết là dân vẫn bỏ vào bao mang đến nơi đây vứt. Sau không biết bao nhiêu cuộc họp vận động, bao đợt dọn rác mà tình hình vẫn không cải thiện. Cho đến khi triển khai chương trình xây dựng NTM, cùng với các đợt tuyên truyền vận động bảo vệ môi trường từng tổ, ấp… xã đã xây dựng đề án lập các tổ thu gom rác với kinh phí tự nguyện đóng góp của dân. Cầu Gia Huynh, nơi xưa kia chất đống rác nay đã quang đãng hơn nhiều Từ đó, lực lượng thanh niên tình nguyện đi gom rác tại các điểm rồi mang chôn lấp hoặc đốt. Sau thời gian ngắn, dân thấy hoạt động của tổ thu gom rác hiệu quả nên đã nâng cao ý thức, tình trạng vứt rác tại các địa điểm cũ giảm hẳn, môi trường sạch sẽ hơn. Chợ Đông Hà của xã cũng là một công trình cần nâng cấp xây dựng từ cả chục năm nay nhưng khó thực hiện. Ban đầu, xã định mời các nhà đầu tư vào xây dựng chợ rồi cho dân thuê nhưng bất thành vì giá cả họ đưa ra quá cao, 8 - 9 tỷ đồng. Xã chủ trương đứng ra vận động tiểu thương tự làm theo thiết kế của Nhà nước. Với mô hình dân tự bầu ra ban xây dựng, ban giám sát. Xã cử kế toán hỗ trợ nghiệp vụ. Công trình chợ Đông Hà với trên 5 tỷ đồng nhanh chóng hoàn thành. Đến nay, sau 1 năm chợ hoạt động rất hiệu quả. Mô hình dân tự xây dựng chợ nhanh chóng được các địa phương khác trong huyện học tập. Ông Lê Xuân Hiền, Phó Bí thư xã Đông Hà cho biết, không chỉ chợ mà ngay cả cổng chào xã NTM cũng là công trình hoàn toàn do dân bỏ tiền ra và tự xây dựng lên. Năm 2011, khi huyện triển khai chương trình NTM thì Đông Hà là một xã nghèo chỉ đạt 2/19 tiêu chí.  Năm 2012 xã cũng chỉ đạt 4/19 tiêu chí. Để đạt 19 tiêu chí không chỉ nhờ sự hỗ trợ của huyện, tỉnh; là quá trình tuyên truyền vận động tích cực của cán bộ xã mà nó còn là hiệu ứng của chính sách “Một cửa, một dấu”. Lòng tin vào chính quyền, vào cán bộ xã đã thuyết phục dân hưởng ứng và tham gia tích cực vào các công trình công cộng, xây dựng môi trường trong sạch và thúc đẩy kinh tế gia đình, kinh tế xã Đông Hà ngày càng phát triển.
 
Nguồn: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập197
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại198,924
  • Tổng lượt truy cập92,576,588
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây