Học tập đạo đức HCM

Những ngôi nhà ấm lòng người nghèo

Thứ sáu - 04/04/2014 11:23
Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở giai đoạn I (2009-2012) ở Quảng Nam theo Quyết định số 167 của Thủ tướng, bước đầu đã có những kết quả ấn tượng. Nhiều người nghèo đã có được mái ấm, ổn định cuộc sống, làm ăn thoát nghèo.
Hết sợ mưa bão

Trong ngôi nhà mới khang trang từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Quảng Nam, bà Trần Thị Long (trú thôn 7, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước) kể: “Gia đình tôi là hộ nghèo, cả nhà 6 nhân khẩu mà phải sống trong ngôi nhà tạm bợ, tranh tre, chật chội. Mỗi mùa mưa, bão, cả nhà ai nấy chịu dột, sống trong lo sợ. 

Từ khi đề án hỗ trợ xây dựng nhà cho hộ nghèo được triển khai ở Quảng Nam, chúng tôi được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH tỉnh, nhờ đó có tiền dựng lên ngôi nhà khang trang này. Nay có nhà mới khang trang, chỗ ở ổn định, không còn lo chi nữa, chỉ chú tâm vào lo làm ăn, cải thiện cuộc sống để thoát nghèo…”.

Chương trình 167 đã tạo điều kiện cho người dân nghèo có nhà ở, để ổn định cuộc sống.
Chương trình 167 đã tạo điều kiện cho người dân nghèo có nhà ở, để ổn định cuộc sống.

Cùng với bà Long, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn có hàng ngàn hộ được vay vốn để xây nhà, làm nơi an cư, lập nghiệp cho tương lai nhờ vào đề án hỗ trợ nói trên và sự tạo điều kiện của Ngân hàng CSXH tỉnh. 

Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Lê Hồng Lam- Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Nam cho biết: “Theo đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở giai đoạn 2009-2012, toàn tỉnh Quảng Nam có 18.014 hộ dân được hỗ trợ xây dựng nhà ở, trong đó vùng khó khăn là 10.572 hộ. Mức hỗ trợ khu vực đồng bằng là 22 triệu đồng/nhà, khu vực miền núi là 24 triệu đồng/nhà. 

Ngoài mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH, nhiều địa phương đã huy động thêm nguồn lực từ các doanh nghiệp hỗ trợ để tăng mức đầu tư lên 30 triệu đồng/nhà, vận động nhân dân hỗ trợ ngày công, vật tư nhằm tạo cho người nghèo có được nhà ở kiên cố. Tất cả các hộ gia đình nằm trong đề án được hỗ trợ và vay vốn đã xây dựng và hoàn thành nhà ở đúng với quy định. 

Tạo niềm tin cho người nghèo

Qua 4 năm thực hiện với tổng dư nợ vay vốn làm nhà theo đề án là 124 tỷ đồng, 100% các hộ vay vốn đều xây dựng nhà ở cơ bản. Ngoài ra, trong đó có 2.524 hộ thực hiện theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, đối với 3 huyện nghèo là Nam Trà My, Phước Sơn và Tây Giang... 

Có thể khẳng định, Chương trình 167 được triển khai, thực hiện nhanh, bước đầu có kết quả tốt, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, tạo niềm tin lớn cho người nghèo. Những hộ dân nghèo được sống trong ngôi nhà khang trang, an cư để lập nghiệp trên mảnh đất quê hương, cùng quyết tâm phát triển sản xuất, xóa nghèo vững chắc”- ông Lam nói.

Tính đến ngày 31.12.2013, tổng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Nam là 3.000 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 2012 là 220 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 7,74%. Tổng doanh số cho vay năm 2013 là 680 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2012, với hơn 36 nghìn lượt khách được vay vốn. 

Theo ông Lê Hồng Lam, ở giai đoạn II của đề án hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở theo Quyết định 167 (2013-2015), với 10.583 hộ, cần phải nâng mức hỗ trợ từ 36 lên 37 triệu đồng/hộ, trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 12 triệu đồng, vốn vay Ngân hàng CSXH 13 triệu đồng, còn lại huy động các nguồn vốn khác. 

Ông Lam giải thích, sở dĩ phải nâng mức hỗ trợ vì đa số hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, giá cả vật liệu xây dựng không ổn định... 

Ông Lam cũng kiến nghị, mỗi năm cần triển khai đề án sớm và đồng bộ, không nên kéo dài đến mùa mưa, bão, gây khó khăn cho người dân. Ngoài nhà ở cho hộ nghèo ra, cần phải có thêm chính sách hỗ trợ cho nhà ở đô thị, trị trấn sớm nâng cấp, xây mới được nhà hợp với quy định chung. 
                                                                               Hồng Trương
                                                                             Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập658
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm654
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại47,945
  • Tổng lượt truy cập88,726,279
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây