Học tập đạo đức HCM

Nợ dân

Thứ bảy - 18/06/2016 11:47
(HQ Online)- Ưu tiên vốn cho đầu tư phát triển khi tốc độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản 5 tháng đầu năm mới đạt 20%, vì "dự án có thể nợ chứ không thể nợ người dân", là những băn khoăn của người đứng đầu ngành Tài chính trong phiên họp của Thường vụ Quốc hội gần đây.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, khoản chi đầu tư phát triển năm 2015 đã được bố trí cao hơn dự toán và dự kiến năm 2016 cũng vậy. Để đảm bảo chi đầu tư phát triển 254.000 tỷ đồng như dự toán 2016, đã phải lùi khoản chi giảm nghèo đa chiều từ 15.000 tỷ đồng xuống còn 7.000 tỷ đồng.

Theo người đứng đầu ngành Tài chính, trong điều kiện dư địa về đầu tư vẫn còn, dự toán đã bố trí nhưng chưa giải ngân được bao nhiêu, thì cần dành ưu tiên chi thêm cho đầu tư phát triển.

Nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn là chuyện cũ khi có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Vấn đề này được xới lên cách đây vài tháng khi Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020.

Trên thực tế, tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản từng bước được khống chế, số nợ đọng giảm so với giai đoạn trước. Việc ứng trước vốn kế hoạch được siết chặt. Theo đó, chỉ ứng trước trong trường hợp thật sự cần thiết và phải xác định được khả năng hoàn trả theo kế hoạch trung hạn và hằng năm được duyệt.

Tuy nhiên, số nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ vẫn tăng dần qua các năm. Nếu như tính đến ngày 30-6-2013 là 43.358 tỷ đồng, thì đến thời điểm 31-5-2015 ước khoảng 86.995 tỷ đồng.

Trong kế hoạch năm 2015 các Bộ, ngành, địa phương đã bố trí thanh toán số nợ đọng xây dựng cơ bản là: 29.894 tỷ đồng. Số nợ đọng xây dựng cơ bản ở một số tỉnh còn lớn cũng được "điểm mặt chỉ tên" như: Hà Giang (2.412 tỷ đồng), Ninh Bình (3.236 tỷ đồng), Đà Nẵng (1.391 tỷ đồng).

Việc nợ vốn người dân, doanh nghiệp cũng có những câu chuyện cười ra nước mắt. Gần đây, vụ việc "Đầu tư kênh mương 27 triệu khai khống... thành hơn 1 tỷ đồng" ở Gia Lai khiến dư luận bức xúc. Nhưng "người trong cuộc" là vị Chủ tịch xã, chủ đầu tư dự án cho rằng dù hồ sơ đã được nghiệm thu, thanh toán quyết toán nhưng tiền vẫn chưa trả cho nhà thầu, một số nợ của người dân vẫn chưa thu được nên các khoản tiền này... vẫn có thể khắc phục được.

Hay như chuyện nguyên bí thư, chủ tịch huyện Phước Long, Bạc Liêu cho huyện nhà vay tiền tỉ để làm nông thôn mới lấy lãi. Khi chưa bố trí được vốn, huyện này đã cho nhà thầu ứng vốn trước để thi công. Thậm chí có dự án đang thi công dở dang, hết vốn lại khởi công các dự án mới... nên số nợ lên đến gần 400 tỷ đồng. Khi ngân sách cạn kiệt không có tiền chi thường xuyên, vào thế bí, lãnh đạo huyện "phải" móc hầu bao cho ngân sách vay. Mọi chuyện vỡ lở từ đấy.

Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội trong báo cáo thẩm tra về tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2015 cũng chỉ ra thực tế khi tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được xử lý triệt để.

Nợ đọng kéo dài sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như thất thoát, lãng phí, đầu tư kém hiệu quả. Để không còn tình trạng luẩn quẩn "vốn chờ công trình-công trình chờ vốn", thiết nghĩ, bên cạnh các quy định siết lại nhằm quản lý hiệu quả dòng vốn đầu tư của nhà nước, cần tạo sự thông thoáng trong giải ngân, tránh ứ đọng vốn.

Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, cần tập trung bố trí đủ vốn đầu tư thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách, có hiệu quả kinh tế - xã hội. Công tác giám sát thông qua Quốc hội, cũng như cơ chế giám sát của người dân và các tổ chức xã hội đối với hoạt động đầu tư công cần được chú trọng hơn.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật đầu tư công, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu sẽ không còn là khẩu hiệu nếu được thực thi hiệu quả, công khai, minh bạch.


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập441
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm440
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại861,357
  • Tổng lượt truy cập92,035,086
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây