Học tập đạo đức HCM

Nông dân miền núi vươn lên thoát nghèo

Thứ tư - 24/06/2015 03:47
3 năm trở lại đây, đến bất cứ nơi nào ở thôn An Châu (xã Hòa Phú, H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng) cũng đều nghe nông dân "xôn xao" bàn chuyện làm ăn, trồng cây gì, nuôi con gì và cả những thuận lợi, khó khăn.

Người thì nuôi cá nước ngọt theo mô hình trang trại, ao vườn, người thì phát triển chăn nuôi gia súc, mở rộng diện tích giống cây trồng... Anh Nguyễn Phan Bốn, Trưởng thôn An Châu phấn khởi cho biết, chương trình xây dựng nông thôn mới triển khai thực hiện tại địa phương cùng nhiều chính sách ưu đãi cho hộ nghèo như thêm một luồng sức sống mới, 82 hộ dân trong thôn mạnh dạn cải tạo vườn tạp, thay đổi tập quán canh tác. Đất đồi, đất vườn được tận dụng phát triển sản xuất. 
Bây giờ ở thung lũng miền núi này đã có 3 hộ nuôi cá nước ngọt với diện tích mặt nước 4,5ha, thu lãi bình quân từ 50-70 triệu đồng/năm; 8 hộ trồng thanh long ruột đỏ; 25 hộ làm nghề ươm giống cây trồng với thu nhập mỗi năm hơn 100 triệu đồng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương; đàn trâu, bò trong thôn cũng lên xấp xỉ 300 con...

Nói về việc phát triển kinh tế gia đình, anh Lê Minh là người sớm "xoay xở" trong việc tìm kiếm học hỏi kinh nghiệm nuôi cá nước ngọt. Vì anh hiểu rằng, phát triển kinh tế nông trại không phải xuất phát từ phong trào mà cần có một sự nghiên cứu, tìm tòi khoa học trước đó. Đầu tiên anh đầu tư 1 hồ nuôi cá rồi đến 3 hồ, nhưng chừng đó vẫn chưa đủ, anh quyết định thuê thêm đập Hòn Dòng mở rộng nghề nuôi cá bè. Theo anh Minh, sản xuất mà không có sự kiên trì, tính toán "đầu ra, đầu vào" cho hợp lý, khoa học để tiết kiệm công sức, vốn đầu tư, cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ thì khó thành công. Trải qua bao năm làm kinh tế nông hộ, đến nay anh đã có nhiều kinh nghiệm để áp dụng vào phát triển sản xuất. Mặc dù thương hiệu "cá nước ngọt" An Châu đã đến với người tiêu dùng nhưng vấn đề đầu ra ổn định cho sản phẩm vẫn đang là bài toán khó giải đối với bản thân anh và các đồng nghiệp...

Mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ được nhân rộng ở thôn An Châu.

Cũng đổi thay từ các mô hình nông thôn mới, anh Trần Văn Phúc lại chọn việc cải tạo vườn tạp, chuyển đổi giống cây trồng. Hơn 3 sào đất trồng xen kẽ các loại cây ăn quả giá trị thấp trước đây được anh chuyển sang trồng thử nghiệm cây thanh long ruột đỏ. "Lúc đầu, tôi cũng băn khoăn vì không biết có phù hợp với khí hậu, đất đai cằn cỗi nơi đây không. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ về kỹ thuật, cây giống, nhiều hộ dân trong thôn mạnh dạn kéo điện, đóng giếng bơm, đầu tư công sức. Cũng may "đất không phụ người", vườn thanh long đầu tiên phát triển tươi tốt, quả trĩu cành; tư thương đặt mua tại vườn với giá 30 ngàn đồng/kg. Đời sống của gia đình dần được cải thiện", anh Phúc sẻ chia.

Đi, tìm hiểu và nghe nông dân vùng núi kể chuyện phát triển kinh tế đã đọng lại trong chúng tôi biết bao niềm vui, người nông dân đã bước đầu làm chủ được xu hướng sản xuất, duy trì mô hình bền vững. Song, cái chính là họ biết suy tính, chịu khó "một nắng, hai sương" gắn bó với ruộng vườn, mạnh dạn phá bỏ nếp nghĩ cũ và biết tích lũy, thể hiện tinh thần vì xóm làng, vì vùng đất mình đang sống.

An Dương
Theo cadn.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập284
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,321
  • Tổng lượt truy cập90,261,714
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây