Hiện nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang được mọi người quan tâm hàng đầu. Vì vậy để sản xuất được nguồn nông sản sạch, đảm đảm an toàn cần làm tốt, thực hiện đồng bộ từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến đến khâu phân phối, tiêu thụ. Nhận thức được điểm mấu chốt quan trọng vẫn là khâu sản xuất, vì thế mà những người nông dân đã chủ động liên kết với nhau thanh một cộng đồng cùng nhau sản xuất nông sản sạch.
Bà Xiển(xóm Gừa, xã Cư Yên) là 1 trong những người nông dân đi đầu trong việc hình thành cộng đồng sản xuất rau sạch cho biết công việc hàng ngày của những hộ nông dân nơi đây : Mỗi ngày, bà thường dành 2 – 3 giờ đều đặn để làm cỏ, chăm sóc cho hơn 1 sào đất trồng rau sạch của gia đình. “tùy theo mùa nào mà trồng loại rau thích hợp, hiện giờ tôi đang làm đất để chuẩn bị trồng cây rau vụ đông. Vừa rôi tôi thu hoạch vụ rau muống, rau mồng tơi . Cứ xong việc đồng áng, lại ra vườn rau nhổ cỏ. làm xong đầu này, cỏ đầu kia cũng mọc lại là vừa. Chúng tôi cứ làm liên tục quanh năm như vậy, toàn làm thủ công, bằng tay hết” tuy vất vả nhưng lại mang hiệu quả.
Rau sạch Lương Sơn cam kết không sử dụng thuốc trừ sâu, giống biến đổi gen, phân bón hoá học. Ảnh: L.S
Bà Phùng Thị Lan - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lương SơnLúc cho biết: trước đây những hộ dân trồng rau có gặp khó khăn về tiêu thụ vì chưa tạo dựng được uy tín, nhưng bà con vẫn kiên trì, đảm bảo đúng theo quy trình sản xuất. Khi các thương lái hay đơn vị thu mua đã tin tưởng nguồn nông sản sạch họ đã cam kết tiêu thụ nguồn nông sản khi đến vụ thu hoạch. |
Các hộ nông dân khi tham gia vào hội liên kết trồng rau hữu cơ được tập huấn 3 tháng về các phương pháp trồng và chăm sóc rau sạch theo đúng quy trình. Bà con cũng được cấp chứng chỉ để tham gia vào mô hình sản xuất nông sản sạch. “Trồng rau hữu cơ khác hơn rất nhiều so với cách trồng của ngày trước. Khi bắt đầu, phải cam kết không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học. Chỉ sử dụng phân chuồng ủ mục, nhổ cỏ bằng tay, dùng các loại thuốc từ thảo mộc chiết xuất để phòng trừ sâu bệnh hại. Tuy vất vả và mất công tốn nhiều thời gian so với lúc trước nhưng mình làm thấy yên tâm và hài lòng lắm” – bà Xiểnchia sẻ.
Để bảo vệ rau trước sự tấn công của côn trùng gây hại, bà con dùng các loại thảo dược tự chế như: tỏi, ớt, gừng, rượu ngâm từ 5-7 ngày rồi mang ra phun lên rau. Nước tưới rau là nước dẫn từ trên suối xuống hoặc nước từ giếng khoan. Quy trình sản xuất rau sạch được kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt và các nhóm thanh tra chéo nhau để đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Theo trưởng nhóm liên kết sản xuất rau hữu cơ ở xóm Gừa, chị Hoàng Thị Bích Thuỳ cho biết: bình quân mỗi hộ tham gia góp đất và làm thành viên có thu nhập khoảng từ 2 – 3 triệu/tháng. Những sản phẩm họ làm ra đều được thu mua. Họ được tự đưa ra giá dựa trên những chi phí sản xuất và điều kiện thực tế nơi sản xuất. Các đơn vị thu mua thoả thuận với người nông dân để có giá tốt và phù hợp nhất. Người nông dân cũng hài lòng với công sức lao động mình bỏ ra và tiếp tục duy trì đảm bảo quy trình sản xuất nông sản sạch.
Mô hình trồng rau hữu cơ được sự tham gia của hệ thống giám sát PGS, bắt đầu trồng ở huyện Lương Sơn từ năm 2008. Được sự hỗ trợ của dự án ADDA (Đan Mạch) cùng với Trường Cao đẳng NNPTNT Bắc Bộ và Hội Nông dân huyện Lương Sơn triển khai tiến hành thực hiện với sự kết hợp của nhà nước, khoa học, nhà nông và doanh nghiệp.
Ban đầu dự án triển khai tại 7 đơn vị, bao gồm thị trấn Lương Sơn, xã Hoà Sơn, xã Nhuận Trạch, xã Hợp Hoà, xã Thành Lập, xã Cự Yên, xã Tân Vinh. Hiện nay đãcó 8 nhóm sản xuất và 1 HTX với 82 thành viên. Đến tháng 6.2016, ở địa bàn huyện đã mở rộng sản xuất với 16 nhóm sản xuất rau hữu cơ gồm 114 thành viên.
Thị trường tiêu thụ rau sạch Lương Sơn chủ yếu là đưa lên Hà Nội. Hiện nay đã có nhiều công ty, thương lái đến ký hợp đồng với hợp tác xã rau hữu cơ Lương Sơn. Đây chính là nguồn động lực làm cho người nông dân nơi đây kiên trì với nghề sản xuất nông sản sạch mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Theo Ánh Dương/baonongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã