Học tập đạo đức HCM

Thoát nghèo, giàu lên nhờ nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.

Chủ nhật - 02/10/2016 06:51

Thoát nghèo, giàu lên nhờ nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.

Trong sự chuyển mình thoát nghèo, dần dần làm giàu, những cán bộ xã thực sự đi trước, làm gương để bà con học tập.
Thu mua chuối số lượng lớn tại thôn Bản Tù, xã Tri Phú (Chiêm Hóa)

Khoảng ba năm trở lại đây, Tri Phú - xã đặc biệt khó khăn của huyện miền núi khó khăn Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - có những đổi thay rõ rệt, sản xuất phát triển, giúp bà con có thu nhập thường xuyên, ổn định... Trong sự chuyển mình thoát nghèo, dần dần làm giàu, những cán bộ xã thực sự đi trước, làm gương để bà con học tập...  

Cán bộ đi trước

Tri Phú là xã thực hiện thí điểm mô hình bí thư kiêm chủ tịch UBND. Lại thêm quá trình tinh giản biên chế của tỉnh Tuyên Quang, với việc “cắt” mỗi xã một định biên so với quy định chung của cả nước. Không rõ có phải vì thế mà Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Tri Phú Triệu Phúc Phương trông già dặn, từng trải hơn cái tuổi 34 khá nhiều.
Anh Phương bộc bạch: “Năm nay tóc bạc nhiều đấy, cũng vất vả”. Và anh cho biết, cuối tuần được nghỉ thì bắt xe khách xuống Viện Nghiên cứu cây trồng T.Ư, tìm hiểu xem có cây lâm nghiệp, cây ăn quả nào phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Tri Phú để tìm cách thay thế những cây trồng kém hiệu quả. “Ngoài cây ăn quả, cây lâm nghiệp, dịp này tôi xuống còn xem có thêm cây dược liệu nào phù hợp để về giới thiệu với bà con”.
Bí thư Phương kể về việc đi tiên phong trồng chuối ở thôn Bản Nghiên. Đó là dịp nghỉ lễ 30/4/2010, khi ấy anh đang là Phó Chủ tịch UBND xã.
“Được nghỉ bốn ngày, tôi xuống Vân Xuân, huyện Yên Sơn mua 700 khóm chuối tây về trồng, giá 10.000 đồng/khóm. Rồi khi trồng chuối hợp đất, lên xanh tốt, cho hiệu quả kinh tế hơn ngô rất nhiều. Và bà con bắt đầu làm theo. Rồi cả thôn Bản Nghiên với 40 hộ đều trồng chuối xen cây lâm nghiệp. Các thôn khác cũng làm theo. Tri Phú giờ nhiều người thoát nghèo, có của ăn của để nhờ trồng chuối.
Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách kinh tế Hà Thị Xuyên cho biết: “Nhà tôi chăn nuôi từ năm 2006, nhưng số lượng ít, từ năm 2013 mới tăng đàn. Hiện nay, gia đình tôi nuôi 70 con lợn siêu nạc và 1.200 con gà. Trung bình mỗi năm xuất ba lứa, trừ chi phí lãi khoảng 100 triệu đồng”. Từ mô hình chăn nuôi hiệu quả của chính gia đình mình, việc định hướng cho bà con chuyển đổi mô hình chăn nuôi dễ thuyết phục hơn.
“Trước đây gia đình nào nuôi nhiều nhất chỉ 20 con, nay thì cả trăm con. Năm ngoái mới có 12 hộ nuôi, năm nay đã là 61 hộ", bà Xuyên cho biết thêm.

Dân làng theo sau

Không chỉ lãnh đạo chủ chốt của xã đi trước với những mô hình làm kinh tế hiệu quả, phù hợp với điều kiện của bà con, các cán bộ, công chức trong xã cũng tiên phong trong những lĩnh vực khác nhau để bà con nhìn vào, làm theo. Thế nên, trong khoảng ba năm trở lại đây, đời sống của bà con, bộ mặt nông thôn vùng cao khó khăn Tri Phú đã đổi khác khá nhiều cùng với những cây chủ lực thoát nghèo, thậm chí làm giàu, như chuối, mía và việc chăn nuôi lợn, gà.
Tri Phú là xã vùng cao đặc biệt khó khăn nằm ở phía đông nam huyện Chiêm Hóa, với tổng diện tích tự nhiên là 8.260,84ha. Xã có 1.023 hộ, với 4.372 nhân khẩu thuộc 9 dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc Tày chiếm 51,6% số dân, dân tộc Dao chiếm 32,6%, dân tộc Mông chiếm 10,64%, còn lại là các dân tộc khác: Kinh, Cao Lan, Nùng, Pà Thẻn, Mường và Hoa.
Trước đây, người nông dân chỉ trông vào ít ruộng lúa, những đồi ngô thưa thớt. Mà trồng ngô thì vất vả, đất bạc màu nhanh. Từ những mô hình điểm trồng chuối xen cây lâm nghiệp, bà con bỏ ngô và mạnh dạn đầu tư trồng chuối.
Bắt đầu từ năm 2011, bà con có xu hướng phát triển những loại cây trồng mới và đến năm 2012 - 2013 thì trồng đồng loạt. Và giờ, diện tích đất đồi rừng, mía, chuối xen cây lâm nghiệp đã được phủ kín.
Ngày mới trồng, tư thương cũng ép giá khi bà con thu hoạch rộ nhưng kể từ khi xuất hiện các mô hình liên kết, bà con tự thu gom, tự giao hàng thì giá chuối hai năm nay khá ổn định, giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo. Không chỉ xuất bán chuối, nhiều hộ ở Tri Phú còn thu gom những loại chuối không đạt tiêu chuẩn để nấu rượu bán.
Còn với mía, kể từ khi nhà máy đường được xây dựng gần đó, Tri Phú trở thành vùng nguyên liệu tốt. Với chính sách hỗ trợ, bao tiêu vùng nguyên liệu, giá thu mua ổn định. Song song đó, không ít hộ còn quay mật, ép đường phên, cũng giúp giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập...
Dọc những con đường còn đi lại khó khăn qua các thôn, bản đến những nhà dân, những mô hình đồi rừng bạt ngàn chuối, chúng tôi thấy nhiều đàn ông, thanh niên đi xe máy chở các buồng chuối trĩu nặng, quả to đều đẹp đẽ, trên con đường đất gập ghềnh, giữa mênh mông núi rừng, những đồi chuối xanh thẫm, trĩu buồng.
Gia đình ông Nông Viết Thành ở thôn Lăng Pục cho biết: “Mỗi tháng thu gần chục triệu đồng tiền lãi. Ngoài chuối của mình, ông còn thu mua mỗi tấn lãi chừng 200.000 đồng”. Ngày nhiều nhất, ông Thành bán được 5 - 6 tấn. Ngoài chuối, mía, việc chăn nuôi cũng được người dân Tri Phú tăng cường trong mấy năm gần đây. Ông Ma Văn Duy ở thôn Lăng Pục nuôi gần 90 con lợn.
Ông Duy cho biết, gia đình đang làm hồ sơ vay vốn hỗ trợ lãi suất, nhưng “người, khả năng, nhu cầu, mục đích thì có, bất cập là vấn đề tài sản thế chấp, cho nên chỉ vay được 100 triệu đồng đổ lại”. Ông Duy dự định xây thêm chuồng sẽ nuôi lợn nái. Ông đã nuôi lợn được hơn 10 năm, trung bình 50 con đến 60 con, tháng nào cũng xuất chuồng. Trung bình mỗi con lợn cho lãi 400.000 đến 500.000 đồng. Trừ chi phí được lãi khoảng 20 triệu đồng/tháng”, ông Duy nói.
Còn đó những nỗi lo…
Tri Phú vẫn còn đó không ít khó khăn, với hơn 500 hộ nghèo. Theo lãnh đạo xã, nguyên nhân chính là ở khâu sản xuất, vì thiếu đất, kiến thức về phát triển kinh tế, cho nên chính sách làm ăn của các hộ gia đình chưa đồng bộ. “Về mặt cơ chế, chính sách, tỉnh có quy định, hướng dẫn chi tiết cho từng cây, từng con. Nhưng vấn đề khó là thị trường. Như cây chuối hay con lợn, chủ yếu là xuất sang Trung Quốc. Mặt khác, cả xã hiện có 183 ha chuối, nhưng chỉ phân bố ở 7/15 thôn”, Bí thư Phương cho biết.
Tuy phát triển kinh tế ở Tri Phú chưa mang tính sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, nhưng đã thấy hình hài của sự liên kết trong sản xuất, kinh doanh.

 
Theo: Dũng Minh/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập200
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm194
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại188,508
  • Tổng lượt truy cập90,251,901
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây