Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp Việt có thể khởi sắc nhờ La Nina

Chủ nhật - 29/05/2016 11:27
Dự báo nửa cuối năm 2016, xuất khẩu nông sản Việt sẽ có nhiều khởi sắc nhờ La Nina làm tăng lượng mưa.

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp, Nông thôn (IPSARD) cho biết, tính đến cuối tháng 5/2016 sản lượng lúa Đông Xuân tại ĐBSCL giảm 1,13 triệu tấn, nước biển xâm nhập sâu cũng khiến sản lượng tôm sú giảm 12%, tôm thẻ giảm 14%. Trong khi đó, một số diện tích cà phê chết khô, năng suất kém, năng suất trái cây có múi và dừa, hạt tiêu đều giảm mạnh.

Nong nghiep Viet co the khoi sac nho La Nina - Anh 1

Nông nghiệp Việt cần tiếp tục xuất khẩu hồ tiêu, hạt điều với thị trường EU, Mỹ.

Tuy nhiên, IPSARD lạc quan cho rằng, sản xuất nông nghiệp được dự đoán phục hồi trong nửa cuối năm 2016 do hiện tương La Nina làm tăng lượng mưa tại Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam.

Việc căng thẳng trong quan hệ thương mại Trung Quốc – Philippines, khiến Trung Quốc áp đặt lệnh trừng phạt lên chuối nhập khẩu từ Philippines và H ong Kong, nên nhiều khả năng rau quả Việt Nam được sẽ hưởng lợi. Ngoài ra, các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Chile... còn rất nhiều dư địa cho tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Bên cạnh đó vấn đề tỷ giá cũng đang hỗ trợ giá nông sản, việc đồng euro và yen Nhật tăng giá so với đồng USD dẫn đến tăng sức mua tại các thị trường lớn, truyền thống. Đồng thời, đồng baht Thái Lan, rupee Ấn Độ, real của Brazil, rupiah Indonesia, ringgit Malaysia tăng giá so với USD cũng giúp hỗ trợ giá các mặt hàng gạo, càphê, cao su, thủy sản.

Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) dự báo, thời gian tới, giá nông sản sẽ tương đối ổn định. Vì vậy, Việt Nam cần tập trung vào nâng cao chất lượng, chế biến theo chiều sâu, chú trọng phát triển thị trường tiềm năng.

Theo đại diện IPSARD, để thúc đẩy nguồn cung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng nguồn cầu tốt hơn, ngành nông nghiệp cần khắc phục thiên tai, kiểm soát tốt dịch bệnh. Ngoài ra, tiếp tục phát triển kinh doanh với các đối tác truyền thống có nhu cầu tăng trở lại như thị trường lúa gạo với Philippines, Indonesia; thị trường cao su, rau quả, hạt điều với Trung Quốc; hồ tiêu, hạt điều với EU, Mỹ; thị trường thủy sản với Mỹ… đồng thời mở rộng kinh doanh tại các thị trường tiềm năng.

Tuấn Minh (tổng hợp)
theo 
Tổ Quốc

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập288
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm287
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại203,059
  • Tổng lượt truy cập92,580,723
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây