Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp công nghệ cao vì sao chưa hấp dẫn?

Chủ nhật - 09/07/2017 07:07
Vẫn còn một số trở ngại trong quá trình thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao như nguồn nhân lực, thị trường và nguồn vốn.

Được xác định là trụ đỡ của nền kinh tế, khi nông nghiệp được đầu tư có trọng điểm, nền kinh tế sẽ được củng cố và phát triển bền vững. Chính vì vậy, Chính phủ ngày càng quan tâm hơn vào phát triển nông nghiệp, trong đó đáng chú ý là gói tín dụng nông nghiệp công nghệ cao trị giá 100.000 tỷ cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Điều này được kỳ vọng sẽ làm thay đổi diện mạo của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Thế nhưng thực tế thời gian qua, những rào cản, rủi ro về thiên tai, khí hậu, dịch bệnh, lợi nhuận thấp… đang khiến cho việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có phần bị hạn chế.

nong nghiep cong nghe cao vi sao chua hap dan hinh 1
Người nông dân tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
(Ảnh minh họa: KT)

Theo nhận định nhiều chuyên gia kinh tế, nhân lực được coi là hạn chế lớn nhất khiến các nhà đầu tư đang rất băn khoăn khi đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Bởi lẽ, đây là lĩnh vực cần được vận hành bởi nông dân trí thức, nhưng hiện có đến trên 97% lao động nông nghiệp hiện nay là chưa qua đào tạo.

Tại hội thảo về nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao, do Trung ương Hội Nông dân phối hợp Ngân hàng Nhà nước tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia băn khoăn cho rằng, mặc dù Chính phủ đã có chủ trương hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao bằng gói tín dụng lớn, thế nhưng vấn đề nguồn nhân lực nào để vận hành nền nông nghiệp đó vẫn chưa được tính đến. 

Một điểm đáng chú ý khác là vấn đề thị trường tiêu thụ, lâu nay người nông dân bị tồn ứ sản phẩm nông sản vì không có thông tin thị trường. Do vậy, hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao nhưng yếu tố thị trường cũng cần phải được đảm bảo.

Đại diện Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Viện trưởng Lê Thành cho rằng, nếu ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp mà chỉ xây 1 nhà máy trị giá tiền tỷ, rồi sau đó để nông dân “tự bơi” thì đầu tư vào công nghệ cao cho nông nghiệp sẽ rất uổng phí. Do đó, nếu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ thì cần thiết phải chủ động đầu ra, chủ động thị trường cho sản phẩm nông sản. 

Cũng theo nhận định của ông Thành, nông nghiệp công nghệ cao là một phương thức sản xuất, hoàn toàn không phải mô hình kinh tế nên phải gắn liền với chuỗi giá trị. Vì thế, khi đầu tư nông nghiệp công nghệ cao mà không có thị trường sẽ trở thành gánh nặng cho các ngân hàng, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Ngoài những yếu tố về nhân lực, thị trường, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp khi được hỏi vẫn tiếp tục nêu ra những bất cập trong khó tiếp cận nguồn vốn. Doanh nghiệp hiện vẫn đang gặp khó khi tiếp cận nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.

Cụ thể như doanh nghiệp chăn nuôi của ông Lê Văn Trường ở Vĩnh Phúc, từ cuối năm 2016 đến nay, giá lợn giảm sâu đã khiến doanh nghiệp thua lỗ đến 3 tỷ . đồng. Theo quy định, trang trại như của ông Trường được vay tối đa 1 tỷ đồng, nhưng khi ông muốn tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng để tái đàn chăn nuôi đã không gặp thuận lợi như kì vọng.

“Doanh nghiệp mong muốn được giảm lãi suất vay, giãn nợ nhưng đến nay cũng chưa nhận được hướng dẫn, hỗ trợ để tiếp cận nguồn vốn” ông Trường cho hay.

Để giải quyết những điểm nghẽn vẫn còn đang cản trở mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao hiện nay, ông Lê Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ cho rằng, bản thân mỗi nhà đầu tư khi tham gia lĩnh vực này cần phải quyết định được thị trường. Trong chuỗi liên kết, người nông dân sẽ sản xuất và nhà đầu tư sẽ bao tiêu sản phẩm.

Bên cạnh đó, ông Thành cũng cho rằng, Nhà nước cần quan tâm tới vấn đề cơ chế, tạo điều kiện cho nhà đầu tư để họ có thể thực hiện được mô hình chuỗi cung ứng này. Bởi cuối cùng Nhà nước sẽ được lợi khi nhiều người giải quyết được vấn đề công ăn việc làm, giảm gánh nặng xã hội.

Khẳng định sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là một vấn đề lớn, do đó nhiều chuyên gia cũng nhận định, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao không hẳn chỉ đơn giản là bài toán lỗ - lãi trong kinh doanh, quan trọng hơn đó là câu chuyện về tái cấu trúc nền nông nghiệp Việt Nam./.

Theo Nguyễn Quỳnh/VOV

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập136
  • Hôm nay66,736
  • Tháng hiện tại897,463
  • Tổng lượt truy cập92,071,192
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây