Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp cứu cả nền kinh tế

Thứ hai - 31/12/2012 22:35
Khép lại năm 2012, trong bối cảnh suy giảm kinh tế trong nước và thế giới kéo dài, nông nghiệp lại một lần nữa trở thành cứu cánh đối với nền kinh tế nước ta.

Một mặt, nông nghiệp đã giúp giảm nhập siêu, mặt khác đóng góp tích cực vào kiềm chế lạm phát.

7 mặt hàng xuất khẩu vào "top 1 tỷ USD"

Kết thúc tháng 12.2012, dự kiến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản cả nước sẽ đạt trên 27 tỷ USD- bằng ¼ tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và cũng là kỷ lục cao nhất từ trước tới nay. Dù chịu tác động lớn của đợt suy giảm kinh tế kéo dài, song ngành nông nghiệp đã có 7/21 mặt hàng xuất khẩu lọt vào "top câu lạc bộ 1 tỷ USD" là: Lúa gạo, cà phê, cao su, điều, gỗ, thủy sản, sắn.

Ngành nông nghiệp năm 2012 đã có một sự tăng trưởng ngoạn mục.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn- Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn) nhận xét: "Trong số các ngành, chỉ có duy nhất ngành nông nghiệp có giá trị thặng dư thương mại lên tới trên 10 tỷ USD, qua đó tạo nguồn ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt giúp giảm nhập siêu hay còn gọi là "cứu" cán cân thanh toán thương mại".

Đặc biệt, trong năm nay đã có nhiều mặt hàng xuất khẩu đã vươn lên vị trí số 1, số 2 thế giới như cà phê, điều, lúa gạo, tiêu… Trong đó, cà phê là điểm sáng lớn nhất khi đem về nguồn ngoại tệ khoảng 3,5 tỷ USD, còn lúa gạo đã thiết lập kỷ lục về khối lượng xuất khẩu với mức khoảng 7,7 triệu tấn gạo. TS Lê Đăng Doanh- nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại cho rằng: "Trong năm 2012, nông nghiệp đã có những đóng góp quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực, tăng trưởng xuất khẩu. Song nông nghiệp cũng đối mặt với những khó khăn chưa từng có đối với con tôm và cá tra, khi xuất khẩu sụt giảm, hàng loạt doanh nghiệp thủy sản phải phá sản, nông dân treo ao…".

Kết quả của nông nghiệp trong năm 2012

Sản lượng lúa đạt: 43,7 triệu tấn (tăng 1,45 triệu tấn so với năm 2011).

Khối lượng xuất khẩu gạo đạt: 7,7 triệu tấn.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt:

27 tỷ USD. Trong đó, thủy sản dẫn đầu với kim ngạch ước đạt 6 tỷ USD.

Tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế chiếm khoảng 22% GDP.

Không chỉ giúp thu về nguồn ngoại tệ lớn từ xuất khẩu, trong năm 2012, nông nghiệp còn đóng góp quan trọng vào việc kiềm chế lạm phát, khi giá cả lương thực, thực phẩm trong năm không có nhiều biến động so với năm 2011. Thực tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chỉ tăng lần lượt 4,07% và 6,29% là mức tăng thấp nhất trong 8 năm qua.

Cần được cứu

Mặc dù nông nghiệp đã góp phần cứu nền kinh tế, song theo nhiều chuyên gia, hiện chính ngành nông nghiệp cũng đang cần được cứu, bởi khu vực này cũng đang đối mặt với hàng loạt khó khăn như nguồn đầu tư thấp, rủi ro thiên tai, dịch bệnh ngày càng nhiều…

Theo TS Tuấn, thực tế cho thấy, giá trị gia tăng của nông nghiệp nước ta trong thời gian qua vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên và nguồn lao động giá rẻ. "Nguồn tài nguyên rồi sẽ mất đi, trong khi lao động trong khu vực nông nghiệp ngày càng suy giảm do rất nhiều lao động nông thôn đã ra khu vực thành thị. Do đó, tăng trưởng nông nghiệp sẽ rất khó duy trì như hiện nay được mãi".

Đứng ở khía cạnh khác, TS Lê Đăng Doanh nhận định: "Trái với gieo trồng, trong năm 2012, ngành chăn nuôi cũng đối mặt với rất nhiều khó khăn khi đàn gia súc giảm, rồi tình trạng gà nhập lậu tràn lan. Đây cũng chính là thách thức của ngành nông nghiệp trong thời gian tới". Do đó, để nông nghiệp duy trì được tăng trưởng như thời gian qua, chúng ta cần tăng cường đầu tư về kết cấu hạ tầng, tăng kết nối giữa giữa sản xuất với thị trường. "Nếu nông nghiệp không được tiếp tục đầu tư, hình thành sản xuất quy mô lớn, nông nghiệp trong thời gian tới, chắc chắn sẽ không duy trì được mức tăng trưởng như hiện nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia, bỏ lại năm 2012 với nhiều thành công, trong năm 2013, nông nghiệp sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn. Trước tiên là "cầu" cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực sẽ giảm, nhất là lúa gạo và thủy sản.

Về dài hạn, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết, hiện Bộ này đã hoàn thành Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. "Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta cần có giải pháp cụ thể, thông qua điều chỉnh về cơ chế chính sách, cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp. Trong đó, đặc biệt là cơ cấu đầu tư công, tổ chức lại hệ thống sản xuất đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp" - ông Phát cho biết thêm.

Theo ông Phát, ưu tiên chính của ngành nông nghiệp sẽ vẫn là tập trung duy trì diện tích sản xuất lúa, tăng cường đầu tư cho thủy sản, bởi ngành này vẫn còn giá trị gia tăng tốt hơn so với các ngành khác. Dự kiến, năm 2013, ngành đặt mục tiêu duy trì sự tăng trưởng của xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Điều đó cũng yêu cầu sự cố gắng rất nhiều trong tất cả các lĩnh vực, bởi thị trường có nhiều biến động, có mặt hàng tăng lên nhưng cũng có những mặt hàng suy giảm.

(Danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,002,401
  • Tổng lượt truy cập92,176,130
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây