Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp, những “bờ ruộng” chờ phá bỏ Bài 2: Không bảo hiểm, phó mặc cho trời

Thứ bảy - 23/06/2012 03:23
Nông nghiệp vốn là ngành kinh tế chịu nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, thị trường. Trong khi đó, các chính sách bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp thì xa rời thực tế và không triển khai được. Người nông dân cũng chưa có lưới an sinh xã hội bảo vệ họ như ở các ngành khác.

Hiện bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang triển khai mô hình bảo hiểm nông nghiệp đối với cây lúa và thuỷ sản, tuy nhiên những điều kiện tham gia còn xa rời thực tế.

Chính sách bảo hiểm: xa rời thực tế

 

 
Chính sách bảo hiểm cho người nuôi thuỷ sản tưởng sẽ đem lại hy vọng cho người nuôi khi chẳng may gặp rủi ro (tôm, cá chết yểu). Thế nhưng, những người được thụ hưởng chính sách này cho rằng “đừng tưởng dễ ăn”. Bằng chứng rõ nhất là số người nhận được bảo hiểm rất ít. 

 

Đối với cây lúa, để được đền bù, diện tích thiệt hại phải từ 75% trở lên và phải được UBND tỉnh chứng nhận và công bố dịch hại. Trong khi đó, do nằm trong vùng điều kiện sản xuất thuận lợi, tỷ lệ thiệt hại lúa ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ít khi lớn mà chỉ 20 – 25%, nên nông dân dù có mua bảo hiểm cũng không được bồi hoàn.

Đối với nuôi trồng thuỷ sản, để được bảo hiểm bồi thường, người nuôi phải thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất của ngành nông nghiệp từ khâu cải tạo ao đầm, chọn con giống đến thả nuôi, đặc biệt là phải tuân thủ tuyệt đối lịch thời vụ. Nếu nông dân vi phạm sẽ không được bồi thường khi rủi ro. Ngoài ra, rất ít hộ nào có vùng nuôi 5ha tập trung, ao sâu 2,5 – 3m như quy định của ngành nông nghiệp.

Bình Phước được gọi là thủ phủ của cây điều với diện tích từng lên tới 200.000ha với sản lượng 300.000 tấn/năm. Thế nhưng diện tích điều Bình Phước đang trong quá trình suy giảm. Ông Trần Ngọc Kinh, chi cục trưởng chi cục Bảo vệ thực vật Bình Phước cho biết, năm 2012 diện tích điều của Bình Phước còn 145.000ha. “Phần diện tích điều mất đi được chuyển sang cao su, vì gần mười năm nay, cao su được giá trong khi điều ngày càng mất giá”, ông Kinh chia sẻ. Theo ông Kinh, lãnh đạo tỉnh Bình Phước đã đề nghị các doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp bảo hiểm tham gia bảo hiểm các sản phẩm nông nghiệp chủ lực như điều, tiêu, càphê; nhưng đến nay vẫn chưa có nào doanh nghiệp tham gia, chỉ vì chưa có cách tính quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên khi ký hợp đồng bảo hiểm.

“Chính sách bảo hiểm các sản phẩm nông nghiệp nói thì hay nhưng khi triển khai thì không biết phải bắt đầu từ đâu”, ông Lê Khắc Nguyên, phó chủ tịch hội Nông dân Bình Phước.

Càphê là cây công nghiệp dễ bảo hiểm vì giá cả và đời sống sinh thái tương đối ổn định, giá trị bảo hiểm không cao. Nhưng khi triển khai thí điểm bảo hiểm cho vài chục hecta càphê tại Dăk Lăk, theo phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thông Dăk Lăk Nguyễn Văn Sinh, nhiều vấn đề phát sinh: doanh nghiệp không tin vào trình độ canh tác của nông dân, vấn đề định giá tài sản… Nông dân cũng không tin vào những cam kết của doanh nghiệp.

Hiệp hội tiêu Chư Sê cũng đã từng đặt vấn đề bảo hiểm cây tiêu với các doanh nghiệp, nhưng đến nay chưa có phản hồi chính thức. Ông Hoàng Phước Bính, phó chủ tịch hiệp hội tiêu Chư Sê, cho biết: “Phải tìm được tiếng nói chung giữa doanh nghiệp nhận bảo hiểm và nông dân trong việc định giá vườn cây, ứng dụng quy trình sản xuất hiện đại. Đặc biệt, nông dân còn mang nặng tính bảo thủ, khó chấp nhận những điểm mới đi ngược lại với tư duy sản xuất của họ”. Vấn đề khó giải là diện tích của các hộ nông dân hiện nay còn nhỏ.

Nỗi lo tuổi già

Ông Huỳnh Thế Năng, phó chủ tịch tỉnh An Giang cho biết, do những quy định quá xa rời thực tế nên An Giang chưa triển khai bảo hiểm nông nghiệp tới tay nông dân trong tỉnh. Ông Năng cho biết thêm: “Không chỉ bảo hiểm nông nghiệp mà nhiều hình thức bảo hiểm khác, như mua tạm trữ lúa đảm bảo nông dân lãi 30% cũng không sát thực tế. Chúng ta chưa tính đúng, tính đủ các chi phí đầu vào của nông dân trong giá thành. Nếu tính hết công, tiền thuê đất, kể cả phí tổn môi trường..., nông dân chẳng bao giờ có lãi 30%”.

Ông Nguyễn Văn Tha (thôn 6, xã IaBlang, Chư Sê, Gia Lai) bức xúc về chuyện chính sách an sinh xã hội cho nông dân, từ bảo hiểm y tế cho đến lương hưu. “Bây giờ tôi là tỉ phú nhưng với nông dân trồng tiêu, chỉ cần dịch bệnh và mất mùa trong một mùa sẽ trắng tay. Tôi đã đề nghị chuyện lương hưu cho nông dân nhưng đâu có ai thèm để ý đến chuyện này”, ông Tha bức xúc. Cách đây gần mười năm, ông Tha đề nghị hội nông dân xã cho thành lập quỹ hưu nông dân theo hình thức góp vốn định kỳ như hình thức tiết kiệm để đề phòng tai nạn lao động, hoặc khi không còn khả năng lao động nông dân cũng có tiền để sống qua ngày. Không ai quan tâm đến đề xuất này.

Ông Lê Khắc Nguyên, phó chủ tịch hội Nông dân tỉnh Bình Phước cho biết, tỉnh hội đã nhiều lần đề cập với Trung ương hội Nông dân Việt Nam về câu chuyện lương hưu cho nông dân nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn. “Khi hết sức lao động, họ sẽ ra sao? Đừng nói là khó mà phải tìm ra cách làm hợp lý”, ông Nguyên nhấn mạnh.

Theo SGTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập329
  • Hôm nay44,731
  • Tháng hiện tại820,009
  • Tổng lượt truy cập91,993,738
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây