Học tập đạo đức HCM

Nông thôn Việt ‘thay áo mới’ nhờ du lịch sinh thái cộng đồng

Thứ hai - 03/09/2018 10:04
Du lịch sinh thái cộng đồng đang trở thành hướng đi mới của nhiều vùng nông thôn, đem lại hiệu quả kinh tế tích cực, góp phần nâng cao đời sống của người dân, giúp nhiều vùng nông thôn được “thay áo mới”, rút ngắn khoảng cách với thành thị.

Người dân tham gia làm du lịch

Là một phần của du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái cộng đồng là mô hình phát triển dựa vào môi trường tự nhiên của cộng đồng địa phương. Trong đó, cộng đồng địa phương (người dân bản địa) là nhân tố quan trọng quyết định thành công của mô hình. Họ trực tiếp tham gia vào quá trình giới thiệu, cung cấp sản phẩm và hướng dẫn du khách trải nghiệm, đồng thời cũng là đối tượng chính hưởng lợi. 

.

Trở về sau chuyến du lịch đảo Cô Tô (Quảng Ninh) vào mùa cao điểm du lịch vừa qua, Hoàng Anh (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, cô vô cùng ngạc nhiên trước sự thay đổi nhanh chóng của hòn đảo này so với lần đầu tiên ghé thăm cách đây 8 năm. “Cô Tô lúc đó vô cùng hoang sơ. Đảo có ít điểm vui chơi, giải trí; khách sạn và nhà nghỉ không nhiều. Nhưng giờ đây, Cô Tô không chỉ nhiều khách sạn, resort mini, mà còn có hàng trăm homestay do chính những người dân địa phương mở ra”, Hoàng Anh nói. 

Câu chuyện của Hoàng Anh chỉ là một trong những ví dụ đang diễn ra ở nhiều vùng nông thôn trên cả nước, đặc biệt là khu vực Bắc Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, người dân tại các địa phương này đã khai thác thế mạnh cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa bản địa, cơ sở vật chất sẵn có để phát triển du lịch. Thu nhập của người dân nhờ vậy đã tăng lên đáng kể, một số vùng nông thôn thay đổi cả diện mạo sau vài năm.

Anh Vũ Văn Lợi, chủ của Phương Thanh homestay trên đảo Cô Tô chia sẻ, cũng như gần 500 hộ đang tham gia hoạt động du lịch trên đảo, nguồn thu chính của gia đình anh trước đây dựa vào đánh bắt hải sản, việc cho thuê nhà làm homestay chỉ là công việc thời vụ để tăng thu nhập. Nhưng từ khi nhận thấy lượng khách tăng nhanh và thu nhập ổn định lên tới cả trăm triệu đồng mỗi năm, anh đã bỏ hẳn nghề đi biển và chuyển sang làm dịch vụ. 

“Từ homestay nhỏ, dưới sự hỗ trợ của chính quyền và học tập các mô hình của những địa phương khác, tôi đã xây dựng được cơ sở khang trang hơn để đón khách. Rất nhiều hộ gia đình tại Cô Tô đang phát triển mô hình này vì nó đem lại hiệu quả kinh tế cao và giúp cuộc sống của họ khấm khá hơn”, anh Lợi phấn khởi cho biết.

Hướng đi mới của nhiều vùng nông thôn

Những năm gần đây, nhiều địa phương đang đẩy mạnh du lịch cộng đồng nói chung và du lịch sinh thái cộng đồng nói riêng thành một sản phẩm đặc trưng để thu hút du khách, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến hết tháng 7/2018, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 9 triệu lượt người, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2017. 

Với tiềm năng thiên nhiên phong phú, sự độc đáo trong văn hóa bản địa, một số địa phương đã áp dụng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng và bước đầu đạt được những thành công nhất định.

Là một bản người Tày với 50% hộ nghèo, sau vài năm phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, hàng chục hộ dân tại bản Pác Ngòi gần khu vực hồ Ba Bể (Bắc Kạn) đã thoát nghèo và có cuộc sống sung túc. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo ở đây chỉ còn 12%. 

Ngay tại huyện Ba Vì (Hà Nội), mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng ở xã Ba Trại, Vân Hòa, Ba Vì, Cổ Đô… cũng đem lại hiệu quả kinh tế tích cực, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Tính riêng năm 2017, huyện Ba Vì đã đón gần 2,7 triệu lượt khách với doanh thu từ du lịch là 276 tỷ đồng.

Tại những tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình…, du lịch sinh thái cộng đồng đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Đến với Mai Châu (Hòa Bình), du khách sẽ được ở trong những ngôi nhà sàn độc đáo của người Thái ở bản Lác, cùng họ dệt vải, nhảy sạp, thưởng thức các món ăn truyền thống. Còn tại Sapa (Lào Cai), các bản người Mông như Tả Van, Tả Phìn, Cát Cát, Lao Chải… luôn hấp dẫn khách du lịch nước ngoài. 

Một số địa phương đã áp dụng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng và bước đầu đạt được những thành công nhất định.

Nhiều tỉnh miền Trung còn coi phát triển du lịch sinh thái cộng đồng là hướng đi tiềm năng để khai thác trong tương lai. Hà Tĩnh là ví dụ điển đình trong việc biến các làng quê nông thôn mới trở thành sản phẩm du lịch thông qua liên kết 3 xã Tiên Ðiền (huyện Nghi Xuân), Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà) và Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên) để triển khai du lịch trải nghiệm cộng đồng. 

Quảng Nam cũng là địa phương thường xuyên được nhắc tới với những cái tên quen thuộc như làng rau Trà Quế, Cù Lao Chàm hay các khu du lịch sinh thái gắn với rừng dừa nước và hệ thống kênh rạch dọc theo sông Thu Bồn, các làng chài ven biển An Bàng, Cửa Đại…

Đến đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất nổi tiếng với những tour du lịch sinh thái, du khách sẽ được hòa vào không gian sống và trải nghiệm với các hoạt động của vùng sông nước như tát ao, bắt cá, thu hoạch trái cây, đi chợ nổi, nghe hát đờn ca tài tử cùng với các “nghệ nhân nông dân”.

Đánh giá về tiềm năng của loại hình du lịch này, ông Nguyễn Ngọc Bích, Tổng giám đốc Công ty Quản lý du lịch Mekong Rustic, đơn vị chuyên phát triển du lịch cộng đồng tại các vùng nông thôn Việt Nam, cho biết, nước ta còn nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, văn hoá bản địa; chính quyền tại một số địa phương cũng rất ủng hộ du lịch sinh thái cộng đồng. “Đây là xu thế để phát triển bền vững trong tương lai, không chỉ giúp cải thiện diện mạo của những vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, mà còn tạo ra sự khác biệt của du lịch Việt Nam so với các sản phẩm du lịch của các quốc gia khác”, ông Bích nói.

Nguồn: baodautu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập659
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại771,507
  • Tổng lượt truy cập93,149,171
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây