Học tập đạo đức HCM

Nông thôn mới hiện dần trên Cao Sơn

Thứ năm - 06/02/2014 05:11
Cao Sơn và La Pán Tẩn là xã cao nhất của huyện Mường Khương, cũng là điểm cao nhất phía Đông của tỉnh Lào Cai.

Xã Cao Sơn hình chữ nhật khá vuông vức. Trên cái hình chữ nhật vuông vức ấy là núi non chênh vênh hiểm trở, là đá và đá ngổn ngang, là khô hạn, là sương mù giá rét mùa đông.

 

Thầy và trò trong giờ học theo phương pháp đổi mới.


Chủ tịch xã Cao Sơn Thào A Sẩu kể say sưa về xây dựng nông thôn mới của xã mình. Cán bộ xã trẻ, vốn là học sinh trường Dân tộc nội trú, được học hành có vốn liếng căn bản nên giọng nói mộc mạc mà có nhiều lượng thông tin. Chủ tịch háo hức và nung nấu nghĩ suy về nông thôn mới, nên nhớ những con số lầu lầu.


Cao Sơn có 3.015 khẩu, 99% dân số là bà con người Mông, số ít còn lại là người Nùng và người Kinh. Chủ trương xây dựng Nông thôn mới đã được học tập từ lâu, nhưng Cao Sơn là xã khó khăn, chưa thuộc diện trong quy hoạch phấn đấu ở tốp xã đầu của huyện. Nghe 19 tiêu chí thấy khấp khởi mừng và ao ước lắm, nhưng mà lo. Bởi Cao Sơn chưa chớm vào tiêu chí nào. Thế rồi, năm 2013, Cao Sơn bắt đầu triển khai phấn đấu. Tập thể chụm đầu suy nghĩ bàn bạc và bắt tay vào làm thì thấy các tiêu chí khó thật, nhưng chọn ra việc nào làm trước, làm sau và quyết tâm phấn đấu thì thấy có thể tiến dần từng bước.

 

Gương mặt tuổi thơ Cao Sơn.


Chủ tịch Sẩu phấn chấn: “Cao Sơn đã đạt ba tiêu chí. Thứ nhất là Quy hoạch, đã xong. Thứ hai là Giáo dục: Đã đạt phổ cập giáo dục ba cấp bền vững. Phổ cập Mẫu giáo 5 tuổi đã đạt, được kiểm tra công nhận tháng 9 năm 2013. Đấy, tiếng hát của bọn trẻ mẫu giáo đấy. Bọn trẻ hay lắm. Ở trường chính và các điểm trường các cháu đều ngoan, bố mẹ đã đưa đến lớp rồi, chứ không phải toàn anh chị dắt díu em đến lớp nữa. Vui lắm. Tháng tư tới, Trường Tiểu học sẽ được công nhận đạt chuẩn.

Trường cấp III, học sinh Cao Sơn đông nhất. Cao Sơn đã có trên 10 thanh niên tốt nghiệp đại học, đã đi làm. Đang học đại học cao đẳng có 20 người. Thi đỗ đấy, chỉ tiêu cử tuyển rất hiếm. Cơ cấu lao động của Cao Sơn đã khác trước. Sau mấy lớp học nghề, Cao Sơn đã có 5 tổ thợ xây, mỗi tổ 3 người trở lên. Có 2 tổ thợ nổ mìn phá đá. Cao Sơn sẵn đá, nghề này khá thiết thực. Đang có 2 lớp nữa học nghề trồng trọt, chăn nuôi và khuyến nông, học ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện và học ngoài tỉnh.

 

Bà con đi làm đường nông thôn mới.


Hết tháng 6 năm 2014, Cao Sơn sẽ đạt thêm 4 tiêu chí. Thực ra, tiêu chí Hệ thóng chính trị đã đạt rồi, chỉ còn chờ kiểm tra. Đảng bộ Cao Sơn có 74 đảng viên, tất cả 9 thôn bản đều đã có chi bộ, và 2 chi bộ giáo viên. Xã có 24 km đường nối các thôn bản, đã đổ bê tông được 3 km, trong năm 2014 sẽ đổ bê tông xong tất cả. Sau 3 km mở đầu, người dân phấn khởi, thấy đường bê tông tiện lợi mà được nhà nước hỗ trợ, nền đường đã làm xong, đổ bê tông tiếp không khó. Cao Sơn đã kiên cố hóa kênh mương đến tất cả các khu ruộng bậc thang chủ yếu. Các khoảnh ruộng nhỏ lẻ tẻ, dân tự lo. Cái khoản thủy lợi hàng đầu, cũng chỉ chờ kiểm tra công nhận.


An ninh trật tự của Cao Sơn có chuyển biến tích cực. Tình trạng phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương là mối băn khoăn, nhưng có triển vọng sẽ khắc phục được. Năm 2012, có 3 người, năm 2013 có hai người, quyết tâm phấn đấu để năm 2014, không có phụ nữ nào bỏ đi khỏi địa phương và không có trọng án xảy ra.


Đối chiếu với 19 tiêu chí của Nông thôn mới, công việc của Đảng bộ và nhân dân Cao Sơn còn nhiều và không ít khó khăn. Hỏi về khó khăn lớn nhất, Chủ tịch Thào Seo Sẩu nói ngay: Khó nhất là giảm nghèo bền vững. Năm 2012, Cao Sơn có tới 67% họ nghèo, năm 2013, phấn đấu quyết liệt, giảm được 10%, còn 57% theo tiêu chí mới. Không dễ gì các năm sau cứ đều đều giảm được 10% như thế, bởi vì duy trì các hộ thoát nghèo, không tuột trở lại thành hộ nghèo đã khó, phấn đấu bớt được hộ nghèo còn khó hơn, số còn lại bao giờ cũng là những hộ khó khăn nhất.


Nhưng, Cao Sơn là một trong số những xã khó khăn nhất của Mường Khương, những bước đi đầu tiên của Cao Sơn đã tạo niềm phấn khởi và tin tưởng để rút ngắn khoảng cách đạt tới đích của 19 tiêu chí Nông thôn mới.


Tôi tranh thủ hỏi chuyện các em học sinh, từ tiểu học tới trung học phổ thông, nữ có nam có. Gương mặt các em sáng láng. Các em tự giới thiệu về mình và gia đình mình một cách tự nhiên và rõ ràng. Tranh thủ qua thăm khu trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, tôi gặp và hỏi chuyện một số em học sinh, các em đều trò chuyện tự nhiên và cởi mở. Hỏi một em gái dân tộc Mông lớp 11, về dự định con đường học tiếp theo, em bày tỏ sẽ cố gắng học tốt, tốt nghiệp phổ thông sẽ đăng ký thi vào khối C.


Chợ phiên Cao Sơn họp vào thứ tư. Người tụ về đông nghịt một dãy dài mấy trăm mét. Xe máy rất nhiều, cũ có, mới có. Hàng hóa ngờm ngợp la liệt. Rất nhiều hàng hóa của đời sống hiện đại. Mấy tủ bán điện thoại di động. Đồ điện, máy móc, dụng cụ sinh hoạt. Chăn màn, khăn mũ, quần áo cho người lớn và trẻ em bầy bán ê hề. Tôi chú ý đến gương mặt bà con trong phiên chợ.

Gương mặt những người phụ nữ phản ánh rõ nhất đời sống vật chất và tinh thần xã hội. Đã thấy bớt đi những đăm chiêu, những khắc khổ lo toan, đã ít đi những rụt rè e ngại mặc cảm trước ồn ã, chao chát của một thời khốn khó. Chợ phiên hôm nay là những cô gái Mông trang phục truyền thống váy thêu xòe đung đưa bên những cô gái khỏe khoắn trong trang phục mới, nụ cười tươi và trò chuyện tự nhiên. Những bà mẹ phúc hậu, mau mắn bán mua, gương mặt ánh lên vẻ tự tin. Có những bé em má phính, miệng nhoẻn cười trong địu hoa sau lưng mẹ. Có những bà già móm mém da dẻ hồng hào, ánh mắt nheo cười.


Công cuộc xây dựng nông thôn mới của Cao Sơn mới chỉ đặt bước vào chặng đầu, nhưng những gì Cao Sơn đã làm được, và những gương mặt của con người Cao Sơn hôm nay là cơ sở của niềm tin.

Cao Văn Tư
Nguồn: baotintuc.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập387
  • Hôm nay49,953
  • Tháng hiện tại825,231
  • Tổng lượt truy cập91,998,960
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây