Học tập đạo đức HCM

Phát huy hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng

Thứ năm - 12/03/2015 04:25
Những năm qua, nhiều chủ trương, chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đã được triển khai thực hiện, trong đó có chính sách giao đất lâm nghiệp và giao rừng, nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như góp phần bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, bất hợp lý, người dân tộc thiểu số chưa sống được bằng nghề rừng.
Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 14,3% dân số, nhưng tỷ lệ nghèo đói chiếm khoảng 59,2%. Nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo cho dân tộc thiểu số đã được ban hành, trong đó chính sách phát triển nông nghiệp đem lại kết quả rõ rệt nhất. Ở các vùng miền núi, quỹ đất chính là đất lâm nghiệp và rừng. Nhà nước đã tiến hành giao đất giao rừng cho dân, ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số, với mục tiêu hỗ trợ cải thiện đời sống bên cạnh mục tiêu bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững.
 
Chính sách giao đất, giao rừng được triển khai nhằm giúp dân tộc thiểu số có sinh kế từ rừng, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ và tăng thu nhập, từ đó tạo động lực và sự chủ động cho người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc triển khai chính sách giao đất, giao rừng vẫn chưa có chuyển biến lớn về xóa đói giảm nghèo và phát triển sinh kế cho dân tộc thiểu số. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm trên 90% và thu nhập từ doanh nghiệp chiếm khoảng 65%, trong khi thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 8,5%. Nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân tộc thiểu số vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Ngành lâm nghiệp đầu tư cao, chậm mang lại thu nhập nên nếu đầu tư hiệu quả sẽ mang lại thu nhập trung và dài hạn cho các khoản chi lớn, tiết kiệm, tái đầu tư phát triển lâm nghiệp… Đồng bào dân tộc thiểu số muốn cải thiện sinh kế thì phải dựa vào các nguồn sinh kế khác mà chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi hoặc nghề nghiệp khác như cán bộ, giáo viên, xuất khẩu lao động…
Tại Diễn đàn thường niên về phát triển dân tộc thiểu số do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Dân tộc và các Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, nghề rừng có tiềm năng phát triển đối với một số nhóm dân tộc thiểu số nhất định, có thể góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống. Song đây không phải là giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt trong bối cảnh quỹ đất lâm nghiệp giới hạn. Bởi nếu lấy toàn bộ đất lâm nghiệp của cả nước chia cho dân tộc thiểu số chỉ được trung bình 1,2ha/người, trong khi dân số dân tộc thiểu số sẽ tiếp tục tăng. Thay vào đó, phải có hệ thống chính sách toàn diện và dài hạn được thiết kế phù hợp với từng nhóm dân tộc thiểu số.
 
Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc Danh Út cũng cho rằng, các chính sách về giao đất, giao rừng cần đề cao hơn nữa vấn đề tham vấn và sự tham gia của người dân, thay đổi nhận thức, nhất là về hiệu quả sinh kế của chính sách này đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, các chính sách đưa ra phải phù hợp với đặc tính kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường, năng lực và trình độ phát triển của từng nhóm dân tộc thiểu số. Phải có chính sách phát triển sinh kế đa dạng, dài hạn khác cho người nghèo dân tộc thiểu số để có cuộc sống ổn định hơn.
 
Đại diện Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cũng cho rằng, trong thời gian tới chính quyền địa phương cần khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông lâm kết hợp, có thể kết hợp lâm nghiệp với chăn nuôi trâu, bò, ong…, trồng xen kẽ các cây nông nghiệp thích hợp, phát triển các đặc sản như nấm, măng tre, thuốc dược liệu… Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp không thích hợp sang đất nông nghiệp để tạo điều kiện cho người dân phát triển các sinh kế nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt.
 
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương khuyến khích, hỗ trợ phát triển các hoạt động phi nông nghiệp như thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ gắn với rừng như du lịch sinh thái, mạo hiểm, văn hóa, nghỉ dưỡng… đào tạo chuyển đổi nghề gắn với tái định cư, xây dựng nông thôn mới, tạo cơ hội xuất khẩu lao động đối với nhóm dân tộc thiểu số thích hợp. 
 
Giao đất giao rừng là một trong những chính sách lớn của Nhà nước ta nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống và góp phần bảo vệ rừng. Do vậy, để chính sách phát huy hiệu quả hơn nữa, cần có hệ thống chính sách toàn diện và dài hạn phù hợp với từng nhóm dân tộc thiểu số.
 

Theo daibieunhandan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập338
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại837,380
  • Tổng lượt truy cập92,011,109
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây