Học tập đạo đức HCM

Phát huy sức trẻ trong phát triển kinh tế

Thứ ba - 13/11/2018 19:28
Mỗi người có mỗi hoàn cảnh, xuất phát điểm khác nhau trên hành trình khởi nghiệp nhưng tất cả đều có chung một điểm đó là có khát vọng vươn lên, với tinh thần quyết tâm cao, năng động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm để xây dựng thành công các mô hình kinh tế. Khi gặt hái những thành công bước đầu trên hành trình khởi nghiệp, họ sẵn sàng nhân rộng các mô hình kinh tế cho những người khác làm theo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Liên kết để phát triển

Phó Bí thư phụ trách Huyện đoàn Gio Linh Nguyễn Hồng Quân cho biết, trên địa bàn huyện Gio Linh, phong trào tuổi trẻ xung kích trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo phát triển khá mạnh trong thời gian qua, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế nổi bật, tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực do đoàn viên, thanh niên làm chủ. Trong đó, ấn tượng là mô hình Tổ hợp tác chăn nuôi thỏ Đồng Hải (thôn Thượng Đồng, xã Linh Hải).

Anh Lê Quang Thọ (sinh năm 1993), Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi thỏ Đồng Hải cho biết, xã Linh Hải có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển chăn nuôi thỏ và có nhiều hộ dân thực hiện mô hình này. Bản thân Thọ cũng là tấm gương tiêu biểu trong phát triển mô hình nuôi thỏ. Trong quá trình phát triển kinh tế, anh nhận ra để phát triển được mô hình này cần phải có sự liên kết để hỗ trợ nhau về giống, kĩ thuật, thị trường tiêu thụ ổn định…Từ đó, anh bàn bạc với các anh Bùi Văn Viện, Bùi Văn Nguyện, Lê Như Suốt, Trần Văn Thịnh, Bùi Đức Thọ về việc cùng nhau liên kết, hợp tác trong phát triển chăn nuôi thông qua xây dựng Tổ hợp tác chăn nuôi thỏ Đồng Hải.

Tháng 5/2016, UBND xã Linh Hải ra quyết định thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi thỏ Đồng Hải. Về quy mô tổ hợp tác, khu chuồng trại nuôi thỏ được xây dựng có diện tích 6.000 m2 trên đất của 6 thành viên tổ hợp tác; quy mô trên 150 thỏ cái sinh sản, 20 thỏ đực giống và hơn 2.000 thỏ con. Tổng vốn đầu tư trên 778 triệu đồng. Tổ hợp tác huy động nguồn vốn của các thành viên trong tổ, tự trang trải kinh phí hoạt động và chịu trách nhiệm bằng tài sản của tổ và các tổ viên. Trong quá trình đầu tư sản xuất, tổ hợp tác luôn chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tạo ra giá trị gia tăng, bền vững; không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng sức khỏe người dân trong khu vực. Với sự nỗ lực của anh Thọ và 5 thành viên, Tổ hợp tác chăn nuôi thỏ Đồng Hải phát triển khá mạnh mẽ. Hiện nay, tổng đàn thỏ 2.330 con; thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn, trung tâm phục vụ tiệc cưới ở trong, ngoài tỉnh. Tổng doanh thu hằng năm ước đạt từ 200-250 triệu đồng; giải quyết việc làm ổn định cho 15 lao động ở địa phương.

Không chỉ phát huy vai trò tích cực của người tổ trưởng trong mọi lĩnh vực, đưa Tổ hợp tác chăn nuôi thỏ Đồng Hải phát triển, Lê Quang Thọ còn tiên phong trong phát triển các mô hình kinh tế ở gia đình. Bên cạnh thu nhập hằng năm trên 80 triệu đồng từ chăn nuôi thỏ, anh còn phát triển thêm chăn nuôi gà với khoảng trên 2.000 con, cho thu nhập hằng năm trên 70 triệu đồng; ngoài ra, anh còn chăn nuôi 5 con bò. Tổng thu nhập mô hình kinh tế tổng hợp chăn nuôi thỏ, gà, nuôi bò, ước hằng năm trên 170 triệu đồng. Mô hình phát triển kinh tế của anh Thọ đã được Huyện đoàn Gio Linh biểu dương và nhân rộng cho các đoàn viên, thanh niên ứng dụng làm theo, qua đó phát huy vai trò, sức cống hiến của tuổi trẻ đối với sự phát triển KT-XH của quê hương.

Khởi nghiệp trên đất quê hương 

Hoàng Hữu Thành (sinh năm 1989), khu phố 1, phường Đông Giang, TP. Đông Hà sinh ra ở làng quê An Lạc có truyền thống lâu đời về nghề trồng hoa, cây cảnh. Như bao người dân ở đây, anh có một tình yêu, niềm đam mê lớn với cây cảnh và nghề trồng hoa, đúc chậu. Tận dụng những ưu thế của địa phương, anh đã xây dựng và phát triển mô hình trồng hoa, cây cảnh hiệu quả, trở thành tấm gương trẻ tiêu biểu trong phong trào thanh niên khởi nghiệp ở địa phương.

Anh cho biết, từ năm học lớp 8, anh đã tự đúc được chậu hoa với nhiều mẫu mã, kích cỡ khác nhau và trồng nhiều loại hoa để phục vụ sở thích của mình. Thấy Thành có khả năng đó, nhiều người đã đến đặt hàng làm chậu và mua hoa, cây cảnh. Đến năm 2009, sau khi có tay nghề vững chắc về đúc chậu và trồng hoa, cây cảnh, Thành quyết định lập nghiệp bằng chính ngành nghề thế mạnh ở quê hương. Anh chia sẻ, ít ai biết được nghề trồng hoa, cây cảnh cũng lắm gian truân. Để cho ra đời những chậu hoa đẹp đòi hỏi rất nhiều yếu tố, ngoài sự kì công, kinh nghiệm của người trồng hoa, còn phụ thuộc vào thời tiết và thị trường tiêu thụ. Mỗi dịp tết đến xuân về, người làm nghề trồng hoa, cây cảnh luôn cầu mong mưa thuận, gió hòa để cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh, cho ra những bông hoa đẹp, tiếp đến là có thị trường tiêu thụ và giá hợp lí… Bằng ý chí, nghị lực và tình yêu với hoa, cây cảnh, Thành đã duy trì tốt và phát triển mô hình kinh tế của mình trong nhiều năm qua, tạo dựng được uy tín, thương hiệu trên lĩnh vực trồng hoa, cây cảnh và nghề đúc chậu ở TP. Đông Hà. Hằng năm, mỗi mùa hoa, anh trồng hơn 400 chậu hoa, với nhiều loại hoa khác nhau; đúc hơn 2.000 chậu hoa, với thu nhập khoảng hơn 90 triệu đồng/ năm. Ngoài ra, anh còn phát triển chăn nuôi 10 con lợn, 2 con bò, thu nhập trên 30 triệu đồng/năm. Anh còn nhận làm thêm công việc bảo vệ cho một công ty. Anh tính, với việc phát triển đa nghề, đa lĩnh vực cũng đem lại khoản thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Xây dựng sản phẩm đặc trưng quê hương 

Thái Việt Đà (sinh năm 1992), ở thôn Na Nẫm, Triệu Nguyên, Đakrông cho biết, năm 2005, sau khi tốt nghiệp Trung tâm đào tạo Huấn luyện viên võ thuật Việt Nam, anh đi xuất khẩu lao động ở Malaixia, với suy nghĩ sau khi tích lũy được một số vốn sẽ trở về quê hương phát triển kinh tế. Trên đất khách quê người, dù nỗ lực rất nhiều nhưng công việc không được như ý. Đến năm 2016, anh quyết định trở về quê nhà và bắt đầu lập nghiệp trên chính mảnh vườn gia đình.

Với số vốn tích lũy được, cộng thêm vay vốn qua các kênh khác nhau, Đà đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn với 10 lợn nái, 30 lợn thịt. Đàn lợn của anh phát triển rất tốt, nhưng do thị trường xuống giá, liên tục bị tư thương ép giá làm cho nguồn thu không ổn định. Từ đó, anh quyết định chuyển từ mô hình nuôi lợn sang mô hình chăn nuôi gà thả vườn. Đầu năm 2018, anh khăn gói đi học việc ở một trang trại chăn nuôi gà có quy mô lớn ở xã Hải Thượng (Hải Lăng). Sau 4 tháng học việc, anh trở về nhà và bắt tay ngay vào phát triển mô hình chăn nuôi gà thả vườn. Khó khăn lúc này của vợ chồng anh đó là thiếu vốn. Được sự động viên, hỗ trợ từ gia đình cũng như tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, anh mạnh dạn thực hiện ước mơ ấp ủ bấy lâu nay về xây dựng một sản phẩm đặc trưng mang đậm nét quê hương.

Sau khi hoàn thành việc xây dựng lại chuồng trại vào tháng 5/2018, anh ra TP. Hải Phòng để mua gà giống. Những ngày đầu thả hơn 500 gà con vào nuôi, anh cũng gặp khá nhiều khó khăn, nhưng đến hôm nay, về cơ bản, anh đã có thể thành thạo công tác thú y, phát hiện và điều trị kịp thời bệnh cho gà; tự tạo nên thức ăn chất lượng từ những sản phẩm nông nghiệp ở địa phương như chuối, ngô, sắn… và mua thực phẩm sạch về chế biến thức ăn cho gà. Những giọt mồ hôi của anh đổ xuống được đền đáp xứng đáng khi đàn gà phát triển với trên 1.000 con. Giữa tháng 10/2018, anh cho xuất chuồng lứa gà đầu tiên với gần 500 con, thu về hơn 75 triệu đồng. Trước khi có nguồn thu đó, sản phẩm của anh đã được người dân địa phương, các cơ sở kinh doanh, khách sạn, nhà hàng ở huyện Đakrông biết đến và tin tưởng sử dụng. Sản phẩm gà thả vườn của anh được đánh giá cao về chất lượng… Bên cạnh phát triển chăn nuôi gà, anh còn chú trọng vào phát triển mô hình chăn vịt thả đồng hơn 300 con, nuôi 500 con cá trê phi… Anh tính, cuối năm 2018, anh tiếp tục cho xuất chuồng thêm 500 con gà, 300 con vịt, 500 con cá…, cho thu nhập gần 100 triệu đồng. Với một người khá nhạy bén với nhu cầu thị trường, anh dự tính trồng thêm cải, rau màu để cung ứng cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán, bởi thời gian này, thị trường rất cần nguồn rau sạch. Trước đó, vào năm 2017, anh đã thử nghiệm trồng cải, rau màu dịp tết và thu về gần 10 triệu đồng từ việc làm “thời vụ” theo nhu cầu người dân.

Anh nói thêm, mục tiêu chính trong năm đầu tiên thực hiện mô hình là tạo dựng được thương hiệu về sản phẩm gà thả vườn. Mô hình dù mới hình thành nhưng thu được kết quả khả quan. Đây là động lực để anh tiếp tục đầu tư phát triển quy mô, chất lượng mô hình chăn nuôi gà thả vườn, vịt thả đồng và nuôi cá trong thời gian tới, đồng thời đưa thêm một số cây trồng, vật nuôi vào thử nghiệm, nhằm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi, có thêm nguồn thu nhập ổn định, bền vững. Bí thư Xã đoàn Triệu Nguyên Nguyễn Minh Phong cho biết, mô hình kinh tế của Thái Việt Đà khá mới mẻ, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh ở địa phương. Đây sẽ là một sự khởi đầu mới cho gia đình anh, cũng như có sức lan tỏa lớn ở địa phương. Xã đoàn Triệu Nguyên tiếp tục động viên, hỗ trợ cho Đà phát triển tốt mô hình, thực hiện thành công giấc mơ tạo nên một sản phẩm đặc trưng quê hương, đồng thời nhân rộng để đoàn viên thanh niên học tập, làm theo hiệu quả, góp phần xây dựng và phát triển quê hương.

Sau khi hoàn thành việc xây dựng lại chuồng trại vào tháng 5/2018, anh ra TP. Hải Phòng để mua gà giống. Những ngày đầu thả hơn 500 gà con vào nuôi, anh cũng gặp khá nhiều khó khăn, nhưng đến hôm nay, về cơ bản, anh đã có thể thành thạo công tác thú y, phát hiện và điều trị kịp thời bệnh cho gà; tự tạo nên thức ăn chất lượng từ những sản phẩm nông nghiệp ở địa phương như chuối, ngô, sắn… và mua thực phẩm sạch về chế biến thức ăn cho gà. Những giọt mồ hôi của anh đổ xuống được đền đáp xứng đáng khi đàn gà phát triển với trên 1.000 con. Giữa tháng 10/2018, anh cho xuất chuồng lứa gà đầu tiên với gần 500 con, thu về hơn 75 triệu đồng. Trước khi có nguồn thu đó, sản phẩm của anh đã được người dân địa phương, các cơ sở kinh doanh, khách sạn, nhà hàng ở huyện Đakrông biết đến và tin tưởng sử dụng. Sản phẩm gà thả vườn của anh được đánh giá cao về chất lượng… Bên cạnh phát triển chăn nuôi gà, anh còn chú trọng vào phát triển mô hình chăn vịt thả đồng hơn 300 con, nuôi 500 con cá trê phi… Anh tính, cuối năm 2018, anh tiếp tục cho xuất chuồng thêm 500 con gà, 300 con vịt, 500 con cá…, cho thu nhập gần 100 triệu đồng. Với một người khá nhạy bén với nhu cầu thị trường, anh dự tính trồng thêm cải, rau màu để cung ứng cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán, bởi thời gian này, thị trường rất cần nguồn rau sạch. Trước đó, vào năm 2017, anh đã thử nghiệm trồng cải, rau màu dịp tết và thu về gần 10 triệu đồng từ việc làm “thời vụ” theo nhu cầu người dân.

Anh nói thêm, mục tiêu chính trong năm đầu tiên thực hiện mô hình là tạo dựng được thương hiệu về sản phẩm gà thả vườn. Mô hình dù mới hình thành nhưng thu được kết quả khả quan. Đây là động lực để anh tiếp tục đầu tư phát triển quy mô, chất lượng mô hình chăn nuôi gà thả vườn, vịt thả đồng và nuôi cá trong thời gian tới, đồng thời đưa thêm một số cây trồng, vật nuôi vào thử nghiệm, nhằm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi, có thêm nguồn thu nhập ổn định, bền vững. Bí thư Xã đoàn Triệu Nguyên Nguyễn Minh Phong cho biết, mô hình kinh tế của Thái Việt Đà khá mới mẻ, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh ở địa phương. Đây sẽ là một sự khởi đầu mới cho gia đình anh, cũng như có sức lan tỏa lớn ở địa phương. Xã đoàn Triệu Nguyên tiếp tục động viên, hỗ trợ cho Đà phát triển tốt mô hình, thực hiện thành công giấc mơ tạo nên một sản phẩm đặc trưng quê hương, đồng thời nhân rộng để đoàn viên thanh niên học tập, làm theo hiệu quả, góp phần xây dựng và phát triển quê hương.

Nguồn: http://www.baoquangtri.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay24,673
  • Tháng hiện tại349,303
  • Tổng lượt truy cập83,405,298
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây