Học tập đạo đức HCM

Phát huy thế mạnh để xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 28/12/2014 06:01
Xã Lê Lợi (Kiến Xương) có diện tích tự nhiên 629,9ha với 2.415 hộ, trên 8.000 nhân khẩu. Nằm ở trung tâm cụm xã phía Bắc huyện, hệ thống đường giao thông thông suốt, có bến xe khách, chợ Lụ là chợ đầu mối, 2 làng nghề truyền thống đã được công nhận cùng với thế mạnh của một xã đa nghề… là tiềm năng, thế mạnh để xã sớm hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM).
 
Nghề chạm bạc ở xã Lê Lợi (Kiến Xương)
Cảm nhận đầu tiên của mỗi người khi đến xã Lê Lợi chính là không khí nhộn nhịp của làng quê nơi đây. Dọc tuyến đường trục xã, thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, làng nghề chạm bạc nhộn nhịp với tiếng lạch cạch len lỏi khắp các ngõ xóm. Tiểu thủ công nghiệp được coi là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của xã với nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Hợp tác xã Chạm bạc Phú Lợi duy trì hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho gần 1.000 lao động với thu nhập từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, Lê Lợi đã và đang du nhập, phát triển một số nghề mới như hàn xì, nhôm kính, xay xát… mang lại thu nhập ổn định cho người lao động. Đây là nhân tố tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.
Năm 2010, cơ cấu kinh tế của xã: nông nghiệp 30%; công nghiệp, xây dựng 50%;  thương mại, dịch vụ 20%. Đến nay, lĩnh vực nông nghiệp giảm còn 25%; công nghiệp, xây dựng 52%; thương mại, dịch vụ tăng lên 23%. Trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học kỹ thuật được áp dụng hiệu quả, là một trong những xã tiên phong của huyện Kiến Xương đưa gieo thẳng vào sản xuất và duy trì với diện tích lớn. Cùng với đó, máy làm đất cỡ lớn, máy gặt, máy cấy cùng các giống lúa, cây, con có giá trị, chất lượng cao được đưa vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng nông sản, mang lại giá trị cao cho người nông dân. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp hàng năm đạt trên 18%. Với lợi thế về vị trí địa lý, có chợ đầu mối, bến xe, là xã trung tâm cụm xã phía Bắc huyện, do đó dịch vụ ở xã Lê Lợi phát triển mạnh. Từ 450 cơ sở kinh doanh, buôn bán năm 2010 đến nay toàn xã có 763 cơ sở, hàng năm đóng góp trên 40 tỷ đồng vào tổng giá trị sản xuất của xã.
Với những thuận lợi đó, từ 8 tiêu chí đã đạt theo kết quả tự đánh giá của địa phương năm 2010, đến nay, Đoàn thẩm định xét công nhận xã đạt chuẩn NTM tỉnh đã đánh giá Lê Lợi hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM, đủ điều kiện đề nghị UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM. Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện còn 2,78%, thu nhập bình quân đạt 29,45 triệu đồng/người/năm. Đến Lê Lợi thời điểm này, ai nấy đều có chung cảm nhận rất rõ nét về diện mạo NTM khang trang, hiện đại, từ hệ thống đường làng ngõ xóm được mở rộng đến những ngôi nhà cao tầng tươi màu sơn mới hay những công trình phúc lợi công cộng. Màu xanh của khoai, bí tô đậm thêm bức tranh làng quê trù phú nơi đây.

"Phát huy thế mạnh của địa phương trong phát triển ngành nghề, dịch vụ để nâng cao đời sống nhân dân; sự đoàn kết, thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tranh thủ các nguồn lực của trung ương, tỉnh, huyện, các doanh nghiệp; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, lựa chọn thực hiện các tiêu chí trong từng thời điểm, xây dựng đề án sát, đúng, thường xuyên giao ban tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai…, nhờ đó tiến trình xây dựng NTM ở Lê Lợi đã hoàn thành trước 1 năm so với kế hoạch đề ra"
(Ông Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch UBND xã Lê Lợi)

Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ và nhân dân xã Lê Lợi không chỉ hoàn thành xây dựng NTM mà còn phấn đấu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội để giữ vững danh hiệu xã NTM.

Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới đến hết tháng 11/2014 của xã Lê Lợi là 23,17 tỷ đồng, trong đó:
*Tỉnh hỗ trợ: 5,03 tỷ đồng
*Huyện hỗ trợ: 4,57 tỷ đồng
*Ngân sách xã: 5,92 tỷ đồng
*Nhân dân đóng góp: 6,14 tỷ đồng
*Nguồn khác: 1,51 tỷ đồng
Lưu Ngần (Baothaibinh.com.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập222
  • Hôm nay77,292
  • Tháng hiện tại908,019
  • Tổng lượt truy cập92,081,748
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây