Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương, cộng với ngân sách địa phương, vốn do nhân dân đóng góp và huy động các nguồn khác hơn 5.300 tỷ đồng, chưa kể việc huy động hơn 165,4 triệu ngày công lao động không thể quy ra bằng tiền, các địa phương trong cả nước đã xây mới được hơn 15.100 km đường; sửa chữa nâng cấp hơn 74.000 km đường các loại; xây dựng 7.100 cầu bê-tông cốt thép với tổng chiều dài 120 nghìn m; 738 cầu liên hợp, tổng chiều dài 20.000 m; 7.146 cầu sắt có tổng độ dài 10.289 m và 537 cầu treo có tổng chiều dài hơn 2.400 m... Hệ thống hạ tầng GTNT phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại phương tiện giao thông, nhất là vận tải hành khách công cộng lưu thông từ trung tâm huyện về các xã, góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hóa, giảm dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Ðến nay, ô-tô đã có thể chạy thẳng đến trung tâm 9.051 xã trong tổng số 9.200 xã trong cả nước.
Tuy có bước phát triển đáng kể, nhưng nhìn chung hệ thống kết cấu hạ tầng GTNT hiện vẫn trong tình trạng nghèo nàn. Ðến nay, nhiều hệ thống đường tỉnh, đường liên huyện còn thiếu so với nhu cầu; quy mô nhỏ và chất lượng thấp, nhất là đường miền núi, mật độ đường còn thưa thớt, đi lại khó khăn, dịch vụ vận tải đến vùng nông thôn, nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhiều khu vực không bảo đảm an toàn, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Ðến nay, vẫn còn 149 xã chưa có đường ô-tô về trung tâm. Hệ thống đường liên xã, liên thôn, đường thôn xóm, đường ra đồng ruộng chất lượng rất thấp, chủ yếu là đường đất. Trong khi nguồn vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT hiện nay mới chỉ đáp ứng 40 đến 50% nhu cầu cho nên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng.
Ðể tạo được mạng lưới giao thông liên hoàn, liên kết từ trung ương đến địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của cả hệ thống giao thông và khả năng tiếp cận của vùng nông thôn rộng lớn, việc phát triển GTNT cần phù hợp chiến lược phát triển giao thông chung của cả nước. Trong bối cảnh nguồn vốn còn nhiều khó khăn, cần có cơ chế, chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nhỏ, tư nhân huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển GTNT. Bên cạnh việc huy động lao động tại chỗ, cần chủ động khai thác sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương, chú trọng sử dụng vật liệu, áp dụng công nghệ mới có tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng. Ðể bảo đảm chất lượng công trình GTNT, cần kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý GTNT từ trung ương đến địa phương, nhất là chú trọng đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý, cũng như khả năng giám sát, tổ chức bảo trì, bảo dưỡng hệ thống đường GTNT cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, nhà tài trợ và các địa phương trong quản lý, đầu tư phát triển GTNT bảo đảm lồng ghép được các nguồn lực từ các chương trình, mục tiêu quốc gia, các loại nguồn vốn để phát huy hiệu quả đầu tư. Trước mắt cần triển khai thực hiện có hiệu quả cứng hóa đường GTNT, vừa góp phần kích cầu tiêu thụ xi-măng trong nước, vừa bảo đảm bền vững của công trình.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã