Học tập đạo đức HCM

Phú Thọ: Thanh Ba dồn điền đổi thửa xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 25/10/2018 10:57
Để xây dựng nông thôn mới, huyện Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ) đã dồn điền đổi thửa, thực hiện tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa và đã thu được nhiều kết quả tích cực.

Chia sẻ về những đổi thay của đời sống người dân nông thôn trong quá trình thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, tích tụ và tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, bà Hoàng Thị Tiến, trú tại khu 9, xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ cho biết, nhiều gia đình nông thôn trong xã đã có mức thu nhập khá từ chủ trương này. 

Nhờ dồn đổi ruộng đất, gia đình bà Hoàng Thị Tiến có điều kiện tập trung phát triển sản xuất theo hướng hàng hó
Nhờ dồn đổi ruộng đất, gia đình bà Hoàng Thị Tiến có điều kiện tập trung phát triển sản xuất theo hướng hàng hó

Cụ thể, với gia đình bà, nhờ dồn đổi được hơn 2.000 m2 đất, đầu tư chăn nuôi, trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, thu nhập trung bình đã đạt trên 100 triệu đồng/năm.

Nhờ thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, trên địa bàn huyện Thanh Ba, các mô hình sản xuất nông nghiệp trọng điểm theo hướng sản xuất hàng hóa đã tăng cả về diện tích, năng suất và hiệu quả. Một số nơi đã hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm an toàn sinh học như mô hình cây ăn quả ở xã Đông Thành với quy mô 53 ha; liên kết thuê đất để trồng chuối với quy mô 50 ha tại xã Đỗ Sơn và Thanh Hà... bước đầu tạo vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm theo hướng hàng hóa. 

Ông Hà Anh Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Ba cho biết, từ năm 2015, huyện Thanh Ba đã tập trung chỉ đạo thực hiện khá đồng bộ, quyết liệt việc dồn điền đổi thửa, tạo không gian cho sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Kết quả, toàn huyện đã dồn đổi được 1.008 ha, đạt 200% chỉ tiêu về số xã, bằng 50,4% số diện tích cần dồn đổi đến năm 2020 theo Nghị quyết của Huyện ủy về dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. 

Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện Thanh Ba có 4 xã đã hoàn thành công tác dồn đổi ruộng trên đất lúa gồm: Lương Lỗ, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên và Thanh Hà. Riêng xã Lương Lỗ hoàn thành trên cả đất lúa và đất màu; 13 xã đăng ký thực hiện làm điểm từ 1-3 khu dân cư/xã và đã có 6 khu hoàn thành dồn đổi ở các xã Vũ Yển, Phương Lĩnh, Sơn Cương, Khải Xuân… 

Cùng với xây dựng phương án dồn đổi, các xã đặc biệt chú trọng việc quy hoạch lại đồng ruộng, trọng tâm là quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, quy hoạch các vùng sản xuất phù hợp với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, thuận lợi nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa tập trung, trồng cây màu... Tính trung bình toàn huyện, người dân đã tự nguyện hiến bình quân 15 - 35 m2/sào để xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng và ủng hộ, đóng góp từ 200.000 - 750.000 đồng/sào thuê máy móc san lấp mặt bằng, đào mương, đắp đường.

“Sau dồn đổi, trung bình còn 1-2 thửa/hộ, giảm từ 3-5 thửa/hộ, diện tích thửa đất bình quân là 1.800 - 2.000 m2, cá biệt có thửa đạt trên 10.000 m2 do tích tụ, chuyển nhượng, tạo điều kiện cho các hộ dân đầu tư sản xuất hàng hóa, góp phần đưa các xã Hoàng Cương, Ninh Dân, Đồng Xuân, Vũ Yển của huyện đạt chuẩn nông thôn mới”, ông Tuấn nói.

Theo kế hoạch, năm 2018, huyện Thanh Ba phấn đấu hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, tích tụ và tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở các xã Võ Lao, Khải Xuân, Yển Khê, Đông Thành, Hoàng Cương, Vũ Yển, Mạn Lạn, Chí Tiên. 

Cụ thể, dồn đổi trên 700 ha quy mô toàn xã ở Hoàng Cương, Vũ Yển, Mạn Lạn, Chí Tiên và quy mô làm điểm 15 khu dân cư ở 10 xã, gồm Đông Thành, Võ Lao, Yển Khê, Hanh Cù, Đồng Xuân, Đại An...

Theo Đức Minh/baodautu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập362
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm361
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại877,911
  • Tổng lượt truy cập92,051,640
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây