Học tập đạo đức HCM

Phước Long khai thác tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân

Chủ nhật - 18/08/2013 00:38
Là huyện vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng của Bạc Liêu, thế mạnh kinh tế của huyện Phước Long chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Xác định rõ đặc điểm, điều kiện, tiềm năng của địa phương, Ðảng bộ, chính quyền huyện đang nỗ lực xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất nông nghiệp nâng cao đời sống nhân dân... Phóng viên Báo Nhân Dân có cuộc trao đổi ý kiến với đồng chí Phan Thành Ðông, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện về quyết tâm của huyện phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.

 

PV: Là huyện thuần nông, nguồn thu nhập chính của hầu hết nhân dân trong huyện vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất lúa gạo, nuôi tôm, cá... Nhằm đưa địa phương phát triển nhanh, vững chắc, đời sống nhân dân đi lên, bộ mặt nông thôn đổi mới..., huyện Phước Long đã quan tâm phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn như thế nào, thưa đồng chí?

Ðồng chí Phan Thành Ðông: Xuất phát từ đặc điểm, tiềm năng của địa phương, chúng tôi xác định: Từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo, sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng lúa, nuôi tôm, cá và các mô hình sản xuất nông nghiệp khác vẫn là thế mạnh chủ lực của địa phương. Nhiều năm qua, nhất là từ năm 2010 đến nay, khi được Trung ương chọn làm điểm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, huyện tiếp tục chú trọng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất; đề ra các nghị quyết, đề án với nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, mang tính đột phá nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Có thể khẳng định, mấy năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của huyện có bước phát triển khá nhanh; bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến mới khá rõ nét...

Trong mười năm qua, đặc biệt từ năm 2008 đến nay, Huyện ủy, UBND huyện Phước Long đã quan tâm tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bố trí sản xuất phù hợp với từng tiểu vùng; đầu tư đúng mức công tác xây dựng hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng; đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và một số loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao. Một số chủ trương, giải pháp của Huyện ủy, UBND huyện đề ra phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đã thật sự góp phần quan trọng đưa sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của huyện đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Sản xuất trên cả hai vùng của huyện đều phát triển hài hòa cả về hiệu quả, năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi, năm sau tăng cao hơn năm trước...

PV: Ðồng chí cho biết một vài số liệu cụ thể để chứng minh rõ hơn từ sau khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trên lĩnh vực nông nghiệp và đời sống của người nông dân trong huyện bước đầu đã có chuyển biến gì rõ nét nhất?

Ðồng chí Phan Thành Ðông: Có thể khẳng định, từ sau khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là từ năm 2010 đến nay, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản có bước phát triển khá rõ nét. Mặc dù mấy năm qua sản xuất nông nghiệp trong cả nước ta nói chung, Bạc Liêu nói riêng, gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là "đầu ra" cho nông nghiệp không được thuận lợi, người nông dân vô cùng vất vả làm ra hạt lúa nhưng có năm sản xuất thu lợi nhuận không đáng kể... Song, phải thừa nhận, mấy năm qua đời sống của nông dân trong huyện có bước cải thiện đáng ghi nhận.

Với diện tích gieo trồng hơn 39.500 ha lúa và nuôi trồng 83.500 ha thủy sản, do áp dụng tốt tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nên sản lượng hai năm qua tăng đáng kể từ 198.000 tấn lúa và 21.600 tấn thủy sản (năm 2011), lên 209.000 tấn lúa và 22.500 tấn thủy sản (năm 2012). Cùng với việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, đất đai; xây dựng đề án các tiểu vùng chuyên canh; khuyến cáo nông dân phát triển các loại nông, thủy sản hàng hóa có tính chủ lực. Huyện chú trọng xây dựng thương hiệu các loại sản phẩm hàng hóa có lợi thế, phát triển mô hình sản xuất tôm, cua, cá, lúa, màu kết hợp. Ðầu tư xây dựng cánh đồng mẫu lớn và các tiểu vùng sản xuất đạt từ 80 - 120 triệu đồng/ha/năm; canh tác lúa theo quy trình VietGAP để nâng cao giá trị hạt gạo trên thị trường. Mặt khác, huyện chỉ đạo và khuyến khích nông dân vùng ngọt ổn định tiếp tục thực hiện tốt các mô hình lúa - màu, lúa - cá, chuyên màu; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, động vật hoang dã; áp dụng quy trình "một phải - năm giảm", "ba giảm, ba tăng". Khuyến cáo nông dân chú trọng thực hiện tốt mô hình sản xuất tôm - lúa, tôm - cua, chuyên tôm, nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa mùa... Ðối với vùng ngọt ổn định, huyện đã quy hoạch thành từng tiểu vùng, bố trí các mô hình sản xuất kết hợp đạt giá trị kinh tế từ 80 - 120 triệu đồng/ha/năm trở lên...

PV: Nhiều năm qua, Phước Long được đánh giá là huyện luôn đi đầu trong phong trào giảm nghèo, với nhiều cách làm năng động, sáng tạo đem lại hiệu quả cao. Ðồng chí có thể cho biết vài nét về kết quả thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo của huyện?

Ðồng chí Phan Thành Ðông: Từ nhiều năm qua, Huyện ủy, UBND huyện luôn xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Vì vậy, huyện đã đề ra nhiều giải pháp, cách làm cụ thể, sáng tạo, linh hoạt nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên, người dân ý thức trách nhiệm, hăng hái chung tay, góp sức giúp những hộ nghèo vươn lên, quyết không cam chịu cảnh đói nghèo... Mặt khác, từ thực tiễn công tác giảm nghèo ở địa phương nhiều năm qua, chúng tôi thấy rằng, việc tạo điều kiện cho người nghèo có nghề, có phương tiện để giúp họ lao động, sản xuất là giải pháp bền vững nhất.

Huyện ủy đã ban hành Ðề án giảm nghèo, giải quyết việc làm bền vững, giai đoạn 2013 - 2015. Ðến đầu năm 2013, huyện còn hơn 3.700 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ hơn 11% tổng số hộ dân trên địa bàn huyện. Từ đầu năm 2013 đến nay, huyện đã phân công cán bộ, đảng viên nhận đỡ đầu 550 hộ nghèo; hỗ trợ sản xuất cho 73 hộ, trị giá trên 226 triệu đồng; cấp phương tiện sản xuất cho Câu lạc bộ xã Vĩnh Thanh (xã điểm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của Trung ương và của tỉnh) trị giá trên 187 triệu đồng... Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, huyện đã vận động đóng góp vào quỹ an sinh xã hội - xây dựng nông thôn mới được hơn 17 tỷ 600 triệu đồng; mở các lớp đào tạo nghề cho gần 1.400 lao động...

PV: Sau gần ba năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Phước Long đã đạt thành tựu bước đầu đáng ghi nhận. Bên cạnh kết quả đạt được, huyện còn khó khăn, vướng mắc, bất cập gì, thưa đồng chí?

Ðồng chí Phan Thành Ðông: Bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt được, Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện gần ba năm qua còn bộc lộ một số mặt hạn chế, bất cập. Cụ thể như trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng còn thiếu vốn, thiếu hướng dẫn về lồng ghép các chương trình, dự án làm căn cứ cho các địa phương thực hiện, dẫn đến thời gian đầu có lúng túng. Một bộ phận người dân còn trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, không tích cực tham gia phong trào.

Qua thực tế chỉ đạo ở huyện, chúng tôi khẳng định rằng: Ðịa phương nào có sự chỉ đạo sát sao, có sáng kiến trong quá trình thực hiện, người dân đóng vai trò chủ thể, đồng thuận tham gia đóng góp công sức, tiền của... thì công tác xây dựng nông thôn mới của địa phương đó sẽ đạt kết quả tốt. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện tiếp tục quán triệt quan điểm xây dựng nông thôn mới, coi đây là giải pháp chủ yếu, quan trọng, mang tính chiến lược để thực hiện Nghị quyết của Ðảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Xây dựng nông thôn mới cần thực hiện một cách kiên trì, thường xuyên, liên tục và bền bỉ, không thể nôn nóng đốt cháy giai đoạn, một vài tháng là thực hiện xong... Ðồng thời, quy hoạch sản xuất là yếu tố mấu chốt trong xây dựng nông thôn mới. Cái gốc của xây dựng nông thôn mới là sản xuất, nếu sản xuất không tốt, thì không thể nào nâng cao đời sống nhân dân. Mặt khác, huyện đặc biệt quan tâm sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nhằm giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao, khắc phục tình trạng mất cân đối trong sản xuất nông, thủy sản...

PV: Xin cảm ơn đồng chí.

TRẦN HẢI MINH

(Thực hiện)
Theo nhandan.org.vn


 Tags: huyện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập357
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại218,905
  • Tổng lượt truy cập90,282,298
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây