Học tập đạo đức HCM

Sắc màu nông thôn mới trên cao nguyên đá

Thứ hai - 05/08/2013 09:49
Dù còn nhiều gian nan, thử thách nhưng bước đầu, quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở Hà Giang đã đạt được những thành tựu khả quan. Ghi nhận tại hai huyện Yên Minh và Quản Bạ.

Yên Minh, thành công từ sự cụ thể

Ngay sau khi có chủ trương, Ban chỉ đạo XDNTM huyện Yên Minh đã giới thiệu đơn vị tư vấn có năng lực cho các xã ký hợp đồng tư vấn quy hoạch; đồng thời giao cho tổ thẩm định và các ngành chuyên môn phụ trách, hướng dẫn các xã triển khai quy hoạch và thẩm định nội dung, nhiệm vụ quy hoạch. Đến nay, 17/17 xã trên địa bàn đã hoàn thành xong quy hoạch chung, đạt 100% và đã được UBND huyện phê duyệt đề án XDNTM. Riêng 4 xã điểm đã tiến hành cắm mốc quy hoạch.

Ông Đỗ Viết Hợp, Chủ tịch UBND huyện cho biết, trong quá trình XDNTM, Yên Minh rất coi trọng công tác tuyên truyền nên đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng mạnh mẽ của đồng bào các dân tộc, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… Theo đó, người dân đã tích cực đóng góp 477.407 ngày công để làm đường giao thông nông thôn, mở mới và nâng cấp đường đất đá; hiến 26.425m2 đất để làm đường. Các xã chủ động mở mới và nâng cấp 144.950m đường đất đá để khi có sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ tiến hành đổ bê-tông nền đường.

Điều đáng ghi nhận là chương trình đã nhận được sự tham gia hưởng ứng mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, hợp tác xã đứng chân trên địa bàn. Qua đợt phát động “Chung sức XDNTM”, huyện và các xã đã nhận được sự ủng hộ bằng tiền mặt 1,473 tỷ đồng.

Trong quá trình XDNTM, Yên Minh xác định nội dung các phần việc cụ thể và phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng thực hiện. Theo đó, 5 việc của hộ gia đình là, xây dựng nhà ở sạch, đẹp, văn minh; có đường bê-tông vào nhà, có cổng, tường rào, khuôn viên xanh; có công trình phụ đạt tiêu chuẩn, nhà tắm, bể nước ăn; có chuồng chăn nuôi gia súc xa nhà, có bể đậy nắp kín; có vườn rau xanh, có 5 cây ăn quả trở lên. Bảy việc của xã là, có đường nhựa đến trung tâm xã; có trụ sở làm việc 2 tầng khang trang, sạch đẹp; có đủ phòng làm việc cho cán bộ công chức; có đủ trang thiết bị văn phòng hiện đại; có sân, cổng, tường rào và khuôn viên xanh; có nhà lưu trú cho cán bộ; có nhà truyền thống, nhà văn hóa; trường học, trạm y tế khang trang, có cổng, tường rào, khuôn viên cây xanh, có đủ nhà lưu trú cho giáo viên, nhà lưu trú cho học sinh nội trú dân nuôi; 100% cán bộ công chức xã có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên, 100% có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; quy hoạch trung tâm xã tập trung từ 100 hộ trở lên, có chợ phiên. Chín việc của thôn là, có đường nhựa hoặc bê - tông đến thôn; có cổng chào; xây dựng trụ sở thôn, nhà văn hóa thôn khang trang, sạch đẹp, có tường rào, khuôn viên cây xanh; xây dựng điểm trường khang trang, sạch đẹp, có đủ lớp tiểu học, mầm non, có cổng chào, khuôn viên xanh, có đủ nhà lưu trú cho giáo viên; quy hoạch trung tâm thôn có đường bê-tông nông thôn đi lại thuận tiện; không có hộ dân sống rải rác; có đường điện đến trung tâm thôn và 100% số hộ được sử dụng điện; có công trình thủy lợi, nước sạch sinh hoạt; vận động 100% số hộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật, giống mới trong sản xuất, 100% số hộ chăn nuôi trâu, bò nhốt.

Theo ông Hợp, mục tiêu trong năm 2013 của huyện là hoàn thành chương trình đột phá về nhà sạch, vườn đẹp tại 12 thôn (8 thôn của tỉnh, 4 thôn của huyện) của 4 xã điểm và đột phá về đường giao thông nông thôn tại xã Mậu Duệ dài 15km; phấn đấu đến năm 2015 có 4 xã đạt chuẩn NTM.

Quản Bạ, kết quả bước đầu

Ở Quản Bạ, chương trình XDNTM cũng nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo người dân, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Riêng trong năm 2012, huyện đã đưa 210 tin, bài phóng sự; tổ chức 22 buổi biểu diễn văn hóa văn nghệ quần chúng, thu hút trên 9.000 lượt người xem; tuyên truyền thông qua các buổi họp chợ, hội nghị,… được 129 buổi với trên 35.000 lượt người nghe. Nhờ đó, Quản Bạ đã thu hút được nhiều nguồn lực tham gia chương trình. Năm 2011, huyện huy động được 37 đơn vị và toàn thể cán bộ công chức, viên chức quyên góp, ủng hộ 676 triệu đồng và 85 tấn xi măng. Năm 2012, huyện chỉ đạo các xã điểm Quyết Tiến, Quản Bạ, Đông Hà tổ chức lễ phát động chung sức XDNTM. Tại buổi lễ đã huy động được trên 831 công làm 70m đường bê-tông, làm nền 200m đường. Xã Đông Hà quyên góp được 7,05 triệu đồng làm quỹ XDNTM.

Do đặc thù là huyện miền núi, hệ thống hạ tầng vừa thiếu vừa yếu nên khi triển khai XDNTM, Quản Bạ rất coi trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Năm 2012, huyện đã hoàn thành 4.541/4.541m đường bê-tông loại 2,5m; 20m loại đường 2m; 60m loại đường 1,5m; 139,9m loại đường 1m; cống tròn thực hiện hoàn thành 63/63 cái; riêng thôn Nặm Đăm (xã Quản Bạ) được hỗ trợ xây dựng 1 cổng làng, 43/49 nhà tắm, 48/49 bể nước, 34/49 nhà vệ sinh, 31/49 chuồng trại gia súc, 48/49 hộ láng nền, bó hè; 15/89m đường vào hộ gia đình.

Theo ông Lệnh Thế Hội, Phó chủ tịch UBND huyện, phong trào XDNTM đã có sức lan tỏa đến các hộ dân trên địa bàn, các tổ chức, đoàn thể như Hội Phụ nữ tích cực hưởng ứng tham gia thông qua các hoạt động tuyên truyền, huy động hàng nghìn công lao động của hội viên tham gia thực hiện các mô hình phát triển kinh tế, mô hình “nhà sạch, vườn đẹp”, “5 không, 3 sạch”. Đoàn Thanh niên triển khai chương trình tuổi trẻ chung tay XDNTM; Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp. 

Nhờ sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các cấp ngành, đến nay, Đông Hà đã đạt 7/19 tiêu chí; Quản Bạ, Quyết Tiến đạt 5/19 tiêu chí; các xã còn lại đạt 3 - 4 tiêu chí. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình tính đến 31/12/2012 đạt 6.797 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo ông Hội, công tác XDNTM của Quản Bạ còn một số tồn tại, hạn chế như công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện, Ban chỉ đạo XDNTM huyện chưa sâu sát, quyết liệt, còn lúng túng trong cách thức triển khai, tổ chức thực hiện dẫn đến tiến độ chậm, nhất là công tác quy hoạch, lập đề án xã NTM; chất lượng làm đường bê-tông nông thôn chưa đảm bảo; tổ giúp việc còn thiếu kinh nghiệm trong công tác tham mưu triển khai thực hiện, cán bộ chuyên trách cấp xã hoạt động kiêm nhiệm nên hiệu quả chưa cao; trong quá trình triển khai thực hiện, cấp ủy, chính quyền, ban chỉ đạo các xã còn cứng nhắc, thụ động, trách nhiệm chưa cao; công tác tuyên truyền tại một số xã chưa thực sự được chú trọng, một số người dân chưa nhận thức rõ về chương trình nên chưa đồng tình trong việc hiến đất làm đường, chưa chủ động thực hiện các nội dung ngoài sự hỗ trợ của nhà nước.

Năm 2013, Quản Bạ đặt ra mục tiêu các xã điểm Quyết Tiến, Quản Bạ, Đông Hà đạt thêm từ 2 - 4 tiêu chí, các xã còn lại (Cán Tỷ, Tùng Vài, Cao Mã Pờ, Thanh Vân, Lùng Tám) đạt từ 3 tiêu chí trở lên. Đến năm 2015 có 5 xã đạt chuẩn NTM gồm Quyết Tiến, Quản Bạ, Đông Hà, Thanh Vân, Tùng Vài.

Để đạt được mục tiêu này, huyện sẽ huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân từ huyện đến xã, thôn bản. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền về chương trình XDNTM, trong đó tập trung tuyên truyền 19 tiêu chí, 49 nội dung để nhân dân biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với chương trình để từ đó chủ động, tích cực thực hiện với phương châm nội dung nào dễ triển khai trước. Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác XDNTM; đẩy mạnh thực hiện các mô hình phát triển kinh tế như phát triển nghề truyền thống, trồng trọt, chăn nuôi... nhằm tiếp tục nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý tốt các công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; lập đề án XDNTM đối với các xã và tổ chức thực hiện đề án hiệu quả. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư XDNTM, có chính sách huy động các nguồn lực đầu tư cho chương trình. Tập trung tạo chuyển biến về chuyển đổi cơ cấu sản xuất để nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn.

Để đạt được mục tiêu này, ông Hội có một số kiến nghị: Đề nghị Chính phủ, UBND tỉnh quan tâm, phân bổ nguồn vốn sớm để huyện tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ; tăng mức đầu tư hạ tầng cho các xã điểm để xây dựng hệ thống điện lưới, trụ sở thôn, điểm trường; nâng mức hỗ trợ cho nhân dân di chuyển chuồng trại ra xa nhà với mức 5 triệu đồng/hộ.

Trung Hiếu
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập303
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại837,053
  • Tổng lượt truy cập92,010,782
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây