Nguyễn Thế Quỳnh Nhi thuyết trình về dự án với Ban giám khảo |
Từ ý tưởng thoát nghèo....
Cái dự án “Sản phẩm lọc nước giá rẻ tự làm dành cho người dân vùng nông thôn” của 2 sinh viên Nguyễn Thế Quỳnh Nhi và Võ Trương Hoàng Linh, trường Đại học Duy Tân rất đổi bình thường ấy lại là mối quan tâm của các học viện và giáo sư đầu ngành tại trường đại học danh tiếng hàng đấu thế giới.
Điều gì đã giúp 2 sinh viên thế hệ 9X vượt qua những vòng thi khắc nghiệt để vinh danh nơi Học viện MIT và ĐH Harvard (Hoa Kỳ) trong cuộc thi CDIO năm 2013 vừa qua?
Ý tưởng hình thành nên dự án của 2 cô gái 9X bắt đầu từ hững chuyến tình nguyện về vùng nông thôn Quảng Nam chứng kiến cảnh sống nghèo khó của người dân. Ngay đến chuyện nước sạch uống hàng ngày mà người dân nghèo vẫn còn là chuyện...mơ ước. Rồi bệnh tật bủa vây bắt nguồn từ nước uống sinh hoạt nhiễm bẩn.
Câu hỏi thường trực trong đầu 2 sinh viên "Làm thế nào để người dân khó nghèo có được nước uống sạch?
Từ đó, Nguyễn Thế Quỳnh Nhi (sinh viên năm cuối Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng) và Võ Trương Hoàng Linh -khoa Môi trường (Trường ĐH Duy Tân) đã nhiều đêm mất ngũ để tìm lời giải.
Câu hỏi luôn xoay quần trong đầu của 2 cô sinh viên không cùng trường nhưng có cùng chung ý tưởng.
Chỉ một thời gian ngắn dự án “Sản phẩm lọc nước giá rẻ tự làm dành cho người dân vùng nông thôn” hình thành và thiết bị lọc nước giá rẻ hoàn thành sau đó.
Điều bất ngờ hơn là với thiết bị lọc nước này được làm từ các nguyên vật liệu có sẵn tại các địa phương và rất dễ tìm. Theo Quỳnh Nhi và Hoàng Linh, tất cả mọi người đều có thể tự chế cho mình thiết bị lọc nước để dùng trong gia đình với công suất lọc từ 1,5 -2 lít/giờ.
Nếu mua trọn bộ thiết bị lọc nước này và thành sản phẩm trên thị trường có giá dưới 150.000 nghìn đồng kèm theo một bộ KIT nguyên vật liệu, dụng cụ và hướng dẫn để người dân tự thực hiện và sử dụng.
Điều Quỳnh Nhi luôn suy nghĩ: "làm sao để dự án đạt được 2 mục tiêu: chất lượng tốt và giá thành hợp lý để mọi người, nhất là người nghèo có thể chấp nhận được.”
Quỳnh Nhi (trái) và Hoàng Linh với Sản phẩm lọc nước giá rẻ tự làm cho người dân vùng nông thôn |
Hôm sản phẩm được chọn dự thi CDIO quốc tế khiến hai bạn bất ngờ.
....Vinh danh nơi xứ người
Thế nhưng bất ngờ hơn là sản phẩm được sự quan tâm không chỉ của người nghèo mà ngay người giàu và ngay cả các giáo sư đầu ngành của các trường ĐH hàng đầu thế giới đều cho rằng đó là sản phẩm thân thiện với môi trường, đơn giản và đạt mục tiêu lớn nhất là người nghèo khắp nơi trên thế giới ai cũng có thể hưởng lợi từ dự án và sản phẩm mang lại.
Sản phẩm lọc nước của hai bạn được thiết kế rất nhỏ gọn và có hình dáng như một chậu hoa kiểng; được làm từ đất sét, đá ong, vỏ trấu, dung dịch bạc nitrat (nhằm diệt vi khuẩn, chống rêu bám) và có thể lọc được 1,5 - 2 lít nước/giờ.
Nói thì đơn giản vậy, nhưng theo lời Quỳnh Nhi kể là để cho ra đời sản phẩm cả hai cô gái đã thức trằng nhiều đêm và mất nhiều công sức mày mò, xay giã, nhào nặn vỏ trấu và đất sét trong hơn 1 năm mới cho ra đời sản phẩm giản đơn này.
"Nếu giã nhỏ quá nước sẽ lọc chậm, không đủ sử dụng trong sinh hoạt của một gia đình; nhưng nếu giã hỗn hợp lớn quá, nước sẽ lọc nhanh và như vậy sẽ không đảm bảo vệ sinh. Cái quan trọng là làm sao đất sét, vỏ trấu phải được giã nhỏ hợp lý mới cho ra sản phảm đạt chất lượng" - Nhi chia sẻ.
Thuyết phục được hội đồng giám khảo và trả lời chất vấn để giành giải Nhất cấp basic (cơ bản) và Cúp Vàng thắng tuyệt đối 31 đội dự thi, được khắc tên mình, tên trường và tên dự án trong cúp hẳn là điều không dễ dàng với đôi bạn 9X Quỳnh Nhi - Hoàng Linh.
Nhi kể, người dự thi phải giới thiệu sản phẩm của mình theo phương pháp Do-it-yourself (tự làm). Nghĩa là phải tự tay nhào nặn tạo ra sản phẩm chứ không dùng bàn xoay theo phương pháp truyền thống.
Quỳnh Nhi (phải) và Hoàng Linh nhận giải thưởng CDIO |
Sản phẩm lọc nước được thực hiện qua 4 bước gồm trộn nguyên vật liệu và nhào kỹ theo tỷ lệ định sẵn. Nặn để tạo khuôn chính cho sản phẩm; phơi khô và nung; kiểm tra tốc độ lọc và cuối cùng là tráng bạc.
Trước khi sản phẩm nhà quê được tạo ra từ đá ong, đất sét, vỏ trấu mang đi “đánh xứ người” - Nhi và Linh bảo rằng sản phẩm lọc nước sạch này đã được dùng thí điểm tại một vài nơi ở TP.Hội An, Điện Bàn và được đánh giá là đạt tiêu chuẩn nước sạch.
Sau khi thuyết phục được các vị giám khảo khó tính đến từ các trường ĐH danh tiếng trên thế giới - Quỳnh Nhi tiếp tục giới thiệu dự án bằng tiếng Anh thuyết phục tất cả các vị đại biểu thuộc cộng đồng CDIO.
Trở về Quảng Nam sau cuộc thi trên đất Mỹ, Quỳnh Nhi chia sẻ: “Các sản phẩm, dự án mà chúng tôi hướng đến trước đây cũng như sau này là làm thế nào để góp phần giúp người nghèo cải thiện điều kiện sống”.
Với chứng nhận thắng cuộc và được vinh danh nơi Học viện MIT và ĐH Harvard (Hoa Kỳ) - sản phẩm lọc nước giá rẻ sẽ sớm đến tay người nghèo trong thời gian tới là hiện thực và sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người nghèo nơi vùng đất có nguồn nước bị ô nhiễm.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;