Học tập đạo đức HCM

Sức bật mới ở một xã nghèo

Thứ tư - 29/06/2016 00:19
Đứng giữa màu xanh trù phú của cây trái bản Tát, ông Hoàng Dần Minh khoát một vòng tay rộng hồ hởi: Không có sự đầu tư, không có những cán bộ tận tâm thì không biết đến bao giờ các loại cây con mới được đưa về. Như vậy, không biết đến bao giờ người Dao ở bản Tát cũng như người Dao toàn xã Tri Phú (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) này mới có cơ hội thoát nghèo.

Lựa chọn cây con hợp lý có một vai trò hết sức quan trọng trong việc xóa nghèo bền vững.

Một thời để nhớ

Do địa hình cheo leo dốc đồi, con đường để dẫn vào các thôn như: Nà Coòng, Nà Coóc, bản Tát, bản Chan… không được thuận lợi cho lắm. Nhưng có sức mà vượt dốc, vượt rừng đi lên, đứng giữa sự trù phú, ngút ngàn cây trái, của sự no ấm người ta mới thấy có nhiều cái thú vị.

Trời chiều, miền rừng Tri Phú bảng lảng khói sương, ông Hoàng Dần Minh hồ hởi: Ngày xưa, người Dao nơi đây cơ cực lắm. Không có sự quan tâm, không có sự định hướng, không biết đến bao giờ người Dao vùng sơn thẳm Chiêm Hóa này mới biết “ngẩng mặt lên” cùng thiên hạ.

Ông Minh bảo, do tập quán canh tác, mỗi năm, cứ vào mùa mưa đến, con dao “một má” được người Dao đặt lên vai, nhằm các khoảng rừng xanh ngặt phía trước mà tiến tới. Chặt, phát, đốt, tỉa để làm đất gieo hạt. Những cánh rừng xanh mướt mát ngã rào rào trước loại dao quắm “một má” mà chỉ người Dao rèn được. 

Từng khoảng rừng bị đốn hạ, vài tháng sau, khi cây khô, một mồi lửa bé tẹo được nhóm lên. Thế là trụi thui lủi. Đánh đổi cho sự “khai quang” này chỉ là những hạt thóc bé tẹo được gieo xuống. Vài lần cỏ rả được làm, không phân bón, người Dao Tri Phú lại thắc thỏm trông vào những rủi may của hạt thóc do trời đất mang lại.

Tốc độ phá rừng làm nương, no đói phập phù, đổi lại là từng khoảng rừng bị mất đi. Đất đai bị mưa lũ xói mòn, mầu hết, người Dao lại lâm cảnh lao đao. Để có đất, có mầu, có những mùa lúa, không ít người Dao Tri Phú đã có ý định di cư, tìm đến với những miền đất mầu mỡ hơn để phát, đốt, trồng, tỉa theo kiểu hết sức quảng canh.

Đa dạng hóa để xóa nghèo

Trước những lo toan của người dân, cán bộ “cắm bản” giải thích và đưa ra những phương kế. Rằng người dân không nên chỉ trông vào hạt thóc. Đa dạng hóa cây trồng, tìm ra loại cây con thích hợp, bán đổi, luân chuyển thì cái thóc, hạt gạo vùng khác cũng sẽ “lội dốc” tìm vào với bà con.

Đất đai cạn kiệt, cây đầu tiên được cán bộ đưa về ấy là tre mai. Nhiều người e dè, cán bộ chọn một số hộ dân thuyết phục và đầu tư. Vài hộ nhận, trong đó có gia đình ông Hoàng Dần Minh là hăng hái nhất. Cây tre mai được lai ghép, gặp đất cằn và sự chăm chút của người dân đã vượt đất cằn vươn lên. Hai ba năm sau, cây cho măng. Một số măng khỏe được giữ lại làm cây chủ, còn các măng không hiệu quả khác được chặt tỉa đem bán, dân bắt đầu có thu nhập.  

Từ các hộ đi đầu này, hiện tại tre mai đã được người dân nhân trồng xanh mướt khắp bản Tát. Nổi tiếng và có thu nhập về nghề trồng tre mai này ở bản Tát hiện nay người được kể đến vẫn là ông Hoàn Dần Minh. Từ những bụi tre mai ban đầu, do nắm bắt được kỹ thuật và cách nhân trồng, nay nhà ông đã có tới 3ha. Hằng năm, lợi nhuận từ diện tích tre mai này đã cho gia đình ông thu tới vài chục triệu. Nhờ nguồn thu này, gia đình ông đã hết đói nghèo, lại có cả tiền mua sắm vật dụng như xe máy, ti vi và đầu tư cho con cái ăn học.

Với 298 hộ người Dao, sống tập trung ở 15 thôn như Nà Coóc, Nà Coòng, bản Chan, bản Tát, bản Pục, bản Nghèn… với cách đầu tư và chuyển đổi phương thức cây trồng nên bản nào cũng có sự thay đổi rõ rệt. Cái mới về sự đầu tư và chỉ bảo người dân làm ăn ở đây đó là sự đa dạng về cây trồng. Không chỉ trồng tre mai, đào ao thả cá, trồng nhãn mà việc đưa cây chuối hàng hóa vào đây cũng là việc đáng nói.

Hiện bản Nghiên đã có tới 80ha chuối hàng hóa. Nhà ít trồng vài sào, nhà nhiều có tới 4ha. Đi giữa vườn chuối lúc lỉu buồng, đỏ tươi mầu hoa thắm, anh Đặng Đức Toàn cho biết: Cây chuối hợp khí hậu thổ nhưỡng nên đã phát triển khá tốt ở đây. Nhà em ít người, ít đất nên chỉ trồng được 1ha, mỗi năm cho thu hoạch khoản trên 20 triệu đồng.

Vào Tri Phú, đất định cư của người Dao hôm nay chúng ta thấy miền quê này đang bừng sức sống. Từ một xã nghèo, dân du canh, du cư nhưng với việc đa dạng hóa cây trồng nên 90% các hộ dân nghèo ở đây đã trở thành người có thu nhập khá bằng các loại cây trồng như tre mai, chuối, đậu tương và nhãn.      

Theo: daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập269
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại877,021
  • Tổng lượt truy cập92,050,750
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây