Sau ngày 30-4-1975, cách mạng Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, tập trung thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đảng, Nhà nước Việt Nam đã công bố với thế giới về thực hiện nhất quán chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, giải quyết các bất đồng và tranh chấp quốc gia bằng biện pháp hòa bình.
Quốc phòng Việt Nam trong thời bình có những phát triển mới, như Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: Mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh (QP-AN) là phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp CNH, HĐH, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự-an toàn xã hội. Cùng với các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, nền tảng xuyên suốt của quốc phòng Việt Nam là sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân (QPTD), trong đó LLVT làm nòng cốt.
Để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới, trước hết cần quán triệt, tổ chức thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng Đảng, để Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thật sự của dân, do dân, vì dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm cơ sở xây dựng lòng tin của nhân dân vào bản chất tốt đẹp của chế độ, vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là yếu tố có tính quyết định trong xây dựng sức mạnh của tiềm lực chính trị-tinh thần, xây dựng “thế trận lòng dân”, sẵn sàng huy động cao nhất mọi nguồn lực của các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội và toàn dân thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
Ảnh minh họa/qdnd.vn. |
Quá trình xây dựng tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học công nghệ phải gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ tăng cường QP-AN. Sự kết hợp đó phải thể hiện trong quy hoạch, kế hoạch, lộ trình cụ thể, được thể chế hóa bằng chính sách và pháp luật cả trong thời bình và thời chiến. Kiên quyết phê phán tư tưởng tuyệt đối hóa phát triển kinh tế, dẫn đến tình trạng gặp khó khăn trong huy động các nguồn lực cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở một số tình huống. Cần rà soát kiểm tra chấn chỉnh kịp thời các địa phương cho xây dựng các khu công nghiệp, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí… ở các vị trí, địa bàn chiến lược trọng yếu về quân sự, quốc phòng của đất nước.
Xây dựng lực lượng quốc phòng trong tình hình hiện nay, trước hết phải xây dựng, củng cố vững chắc hệ thống chính trị, bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, trong đó trọng tâm là xây dựng và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp. Hệ thống chính trị là hạt nhân của lực lượng quốc phòng, có vai trò quyết định trong huy động, phát huy sức mạnh quốc phòng của đất nước. Trong hệ thống chính trị, cần thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quần chúng. Đây là nội dung có ý nghĩa rất quan trọng để tập hợp, vận động quần chúng thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, trực tiếp đấu tranh bảo vệ địa phương, cơ quan, đơn vị mình, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở từng địa bàn.
Việc xây dựng lực lượng quốc phòng phải được thể chế hóa bằng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quốc phòng, kịp thời điều chỉnh bổ sung, đáp ứng sự vận động phát triển của thực tiễn, nhằm huy động tốt nhất mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng củng cố nền QPTD bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng thế trận quốc phòng cần được quy hoạch hệ thống, thống nhất trên phạm vi cả nước đến từng địa phương, vùng, miền theo hướng kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế; hình thành các khu vực chiến lược vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về QP-AN. Cùng với quá trình xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí các công trình kinh tế, kỹ thuật có quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng lớn đến thế trận QPTD. Do vậy, xây dựng thế trận QPTD phải được kết hợp ngay trong quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH; bảo đảm thế liên hoàn, vững chắc, kết hợp thế trận tại chỗ với thế trận cơ động, thế trận rộng khắp với xây dựng thế trận có trọng điểm, tập trung cho hướng, khu vực, mục tiêu chủ yếu, địa bàn chiến lược. Nhà nước cần tiếp tục bổ sung chính sách phân bố lại lao động, xây dựng các khu kinh tế-quốc phòng, quốc phòng-kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, biển đảo, bảo đảm phát triển KT-XH kết hợp chặt chẽ với tăng cường lực lượng, tiềm lực và thế trận quốc phòng ở các khu vực trọng yếu.
Trên cơ sở điều chỉnh thế bố trí chiến lược của nền kinh tế trên phạm vi cả nước, Nhà nước cần đưa vào kế hoạch hằng năm đầu tư xây dựng các tỉnh, thành phố, các địa bàn chiến lược trọng yếu của đất nước thành khu vực phòng thủ vững chắc; có kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chủ trương trên; bảo đảm trong thời bình có đủ khả năng giải quyết những tình huống khẩn cấp ở địa phương mình; khi xảy ra chiến tranh thì chủ động đánh địch ngay từ đầu, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch và đẩy địch vào thế bị động, sa lầy, tạo thời cơ và phối kết hợp chặt chẽ với các binh đoàn chủ lực tiêu diệt địch. Việc xây dựng cơ sở thôn, bản, xã, phường, các địa bàn trọng yếu trong sạch, vững mạnh cần được các địa phương thường xuyên quan tâm, coi trọng.
Hậu phương chiến lược, căn cứ hậu phương chiến lược, căn cứ hậu cần kỹ thuật của từng vùng, từng hướng trong quá trình xây dựng phải hướng tới bảo đảm hoạt động của nhân dân và lực lượng vũ trang trong điều kiện chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao... trong đó cần chú ý đến khả năng độc lập, tự lực đối phó hiệu quả các tình huống phức tạp của chiến tranh.
Xây dựng thế trận QPTD phải luôn đặt trong mối liên kết chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân tạo thành thế liên hoàn, vững chắc, phát huy được sức mạnh của các lực lượng, kết hợp được các hình thức hoạt động vũ trang và phi vũ trang, tạo khả năng cơ động linh hoạt, khả năng độc lập và phối hợp xử lý hiệu quả các tình huống. Đây là nội dung quan trọng của xây dựng thế trận quốc phòng, thể hiện trong xây dựng khu vực phòng thủ.
Là một đất nước trải qua và chịu nhiều tổn thất, hy sinh to lớn trong các cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập, thống nhất đất nước, dân tộc Việt Nam thấm nhuần và hiểu sâu sắc giá trị của hòa bình. Để có hòa bình bền vững, không có con đường nào khác là phải đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế-xã hội, song không được phút giây nào lơ là, xem nhẹ nhiệm vụ củng cố, tăng cường sức mạnh quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Theo qdnd.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;