Học tập đạo đức HCM

“Có thể giảm khoảng 10 tỉnh và 3 Bộ nếu sáp nhập“

Thứ ba - 31/10/2017 09:50
VOV.VN - Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết điều này khi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về đề xuất sáp nhập một số Bộ và tỉnh.

Là người đề xuất nghiên cứu hợp nhất các tỉnh có ít đơn vị hành chính trực thuộc (huyện, xã), quy mô dân số thấp khi phát biểu trên Hội trường Quốc hội, trao đổi với báo chí, sáng 31/10, Đại biểu Phạm Văn Hoà - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, ban đầu có thể xảy ra xáo trộn về tổ chức bộ máy, nhưng sau khoảng 1 năm sẽ đi vào nền nếp và hoạt động bình thường. Điều quan trọng nữa là khi sáp nhập sẽ mang lại hiệu quả về tinh giản biên chế, giảm chi thường xuyên.

 

dai bieu quoc hoi de xuat sap nhap nhieu bo va tinh thanh hinh 1
Đại biểu Phạm Văn Hoà - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp

 

PV: Sẽ có khó khăn khi người dân đi lại làm thủ tục nếu sáp nhập tỉnh, thưa ông?

Đại biểu Phạm Văn Hoà: Cơ sở hạ tầng hiện cũng được đầu tư tốt phần nào rồi, và khi giảm chi thường xuyên thì dành nguồn đó đầu tư cho cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội thì sau mấy năm sẽ tốt hơn, việc đi lại của người dân hay cán bộ xuống cơ sở cũng dễ dàng.

Vấn đề đặt ra là trách nhiệm của cán bộ với công việc, với người dân như thế nào, ra làm sao khi sáp nhập tỉnh, có chịu đi xuống địa bàn khó khăn không, có bám sát địa bàn, gần gũi với người dân không, thì đó là một vấn đề.

PV: Việc sáp nhập Hà Tây về Hà Nội có người cho rằng rất tốt, nhưng cũng có ý kiến ngược lại?

Đại biểu Phạm Văn Hoà: Khi sáp nhập cũng có khó khăn như những gì người ta nói. Nhưng đến nay bản thân tôi cũng chưa nắm được những khó khăn của Hà Tây là cái gì. Chẳng qua là vấn đề con người, sau khi khi nhập lại thì có một bộ phận cán bộ bị mất chức, họ cũng không vui, không hài lòng.

Nếu không có sự kiểm tra giám sát thường xuyên sẽ dẫn đến sự hình thành lợi ích nhóm của địa phương. Mà thời gian qua tôi cũng không có vấn đề gì. Hà Nội cũng có trách nhiệm với Hà Tây, cũng dành ngân sách cho Hà Tây đi lên, vấn đề đó là tốt. 

PV: Việc sáp nhập các xã sẽ mang lại hiệu quả thế nào?

Đại biểu Phạm Văn Hoà: Theo báo cáo giám sát của Quốc hội, hiện 50% số xã là không đạt chuẩn về quy mô dân số. Tôi cho rằng chủ trương nhập các xã thiếu quy mô dân số là hoàn toàn chính xác.

PV: Theo ông, giữa Bộ và tỉnh thì nên thực hiện mảng nào trước, hay thực hiện song song?

Đại biểu Phạm Văn Hoà: Tôi cho rằng, trước tiên phải nhập tỉnh trước, sau đó sẽ tiến hành xem xét sáp nhập các bộ có chức năng nhiệm vụ tương đồng với nhau.

Hiện nay nước bạn kế ta, mỗi tỉnh có 100 triệu dân mà người ta có hơn 30 tỉnh, thành. Họ làm được, quản lý được thì chúng ta sẽ làm được, dù bước đầu có khó khăn.

Ngoài giảm đầu mối các bộ ngành để quản lý dễ dàng, 63 tỉnh thành như hiện nay là rất lớn, trong công tác thanh kiểm tra cũng khó khăn, cần số lượng cán bộ nhiều, nếu giảm đầu mối thì số lượng cán bộ sẽ giảm đi, sẽ thuận tiện.

Thuận lợi khác là giảm nhiều biên chế, giảm đầu tư, giảm chi thường xuyên, lấy ngân sách đó đầu tư cho hạ tầng an sinh xã hội.

PV: Theo tính toán của ông thì có thể giảm được bao nhiêu tỉnh, bộ sau sáp nhập?

Đại biểu Phạm Văn Hoà: Theo tính toán của tôi thì sau khi sáp nhập có thể giảm 10 tỉnh trở lên có quy mô dân số thấp; rồi có thể giảm được 3 – 4 Bộ.

PV: Khó khăn nhất của việc sáp nhập theo ông sẽ là gì?

Đại biểu Phạm Văn Hoà: Cái khó nhất là vấn đề về con người, suy nghĩ của con người cũng chưa hài lòng lắm. Cái khó khác là địa bàn, địa hình phức tạp, đồi núi. Quản lý rộng như thế chắc cũng khó khăn.

PV: Khó về con người phải chăng là vị trí ?

Đại biểu Phạm Văn Hoà: Ngoài chức quyền rồi còn phải tinh giản một số lượng con người nằm trong bộ máy rất lớn, mà chúng ta biết rằng đụng đến con người thì rất nhạy cảm, nhiều tâm tư.

Tôi nghĩ về lâu dài phải thực hiện, phải có lộ trình và tính toán thật kỹ, có đề án kế hoạch chi li cụ thể và lấy ý kiến rộng rãi trong dân, trong đội ngũ công chức, viên chức để tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ của người dân, để thực hiện đề án tinh giản biên chế đạt hiệu quả cao hơn.

PV: Xin cảm ơn ông./.

http://vov.vn/

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập673
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm650
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại198,611
  • Tổng lượt truy cập88,876,945
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây