Học tập đạo đức HCM

TP. HCM: "Đột nhập" trại nuôi trăn “khủng” của chàng kỹ sư dầu khí

Thứ tư - 26/09/2018 05:49
Là người khá nổi tiếng trong giới nuôi trăn cả trong và ngoài nước, anh Cao Trần Tùng ở Củ Chi, TP.HCM có trang trại trăn rộng hơn 2ha. Hiện trang trại đang nuôi trên 11.000 con trăn, có hệ thống thiết bị từ ấp trứng đến giết mổ tự động.

Du học để trở về… nuôi trăn

Nhiều người khá bất ngờ khi biết rằng chủ nhân của trang trại trăn khủng tại xã Phước Vĩnh An, Củ Chi, TP.HCM lại là một chàng trai 33 tuổi. Anh Cao Trần Tùng là người khá nổi tiếng trong giới nuôi trăn cả trong và ngoài nước. Vốn là du học sinh, trở về nước với 2 tấm bằng kỹ sư dầu khí và quản trị kinh doanh, lại thông thạo 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Trung, anh dễ dàng nhận được một công việc tốt ở một ngân hàng lớn tại TP.HCM. Thế nhưng anh chỉ gắn bó với công việc đó trong một thời gian khá ngắn. Với niềm đam mê làm nông nghiệp cùng những kiến thức kinh doanh học được ở nước ngoài và sự hiểu biết về thị trường da trăn cũng như các sản phẩm từ trăn, anh quyết định bỏ việc về... nuôi trăn.

 tp. hcm: 'dot nhap' trai nuoi tran “khung” cua chang ky su dau khi hinh anh 1

Anh  Cao Trần Tùng đang kiểm tra trăn trong trang trại của mình.   Ảnh:  H.Q

Sau khi tìm hiểu, anh nhận ra rằng việc đầu tiên cần khắc phục đó là vấn đề cải tiến chuồng trại, cần phải áp dụng công nghệ vi sinh, có như vậy mới tạo được môi trường sạch sẽ, tạo được điều kiện thích hợp về nhiệt độ, độ ẩm, đạt được độ thông thoáng thì trăn mới không bị bệnh tật, phát triển tốt.

Tiếp theo là vấn đề con giống. Anh Tùng cho biết: “Trước đây, con giống phải mua hoàn toàn từ bên ngoài, không chủ động được nguồn giống và đặc biệt là hoàn toàn không kiểm soát được bệnh tật”. Với quyết tâm phải chủ động và kiểm soát được chất lượng con giống, Tùng đã mày mò, nghiên cứu chế ra máy ấp trứng nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam, tỷ lệ đậu con giống lên tới hơn 90% so với ấp tự nhiên chỉ đạt khoảng 60 – 70%.

Lúc đầu vì chưa có kỹ thuật, trăn nuôi đến đâu chết đến đó, thất bại không biết bao lần. Tôi nhận ra rằng, để thành công nhất định phải áp dụng khoa học kỹ thuật. Tôi đã tự mày mò qua sách, báo, internet cũng như tìm đến các chuyên gia nghiên cứu về trăn”.

Anh Cao Trần Tùng

Sau nhiều năm nghiên cứu, cuối cùng anh Tùng đã tìm ra một loại thức ăn dành riêng cho trăn mà anh gọi là “xúc xích trăn”. Hiện anh đã có thể tự sản xuất ra được 4 loại xúc xích với 4 tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau để phù hợp với 4 độ tuổi khác nhau của trăn. Với loại thức ăn mới chỉ mất khoảng 2,5kg thức ăn để tạo ra 1kg thịt, trong khi đó với thức ăn cũ phải mất từ 3,5 – 4kg thức ăn.

Đẩy mạnh thị trường xuất khẩu

Nói về công việc nuôi trăn của mình, anh Tùng tâm sự: “Tôi không muốn than thở, kể khó về nghề của mình, bởi nghề nào cũng có cái khó riêng của nó, nhưng quả thật nghề nuôi trăn thấy vậy nhưng rất vất vả, chăm nó như chăm trẻ con”. Hiện tại, một mình anh phải quán xuyến tất cả mọi việc. Sáng sớm anh phải dậy sớm để kiểm tra một lượt chuồng trại, sắp xếp công việc trong ngày cho anh em công nhân. Từ mua nguyên liệu sản xuất thức ăn, kiểm tra bệnh tật cho trăn đến việc tiếp xúc khách hàng đều một tay anh đảm nhiệm.

Chia sẻ thêm về những khó khăn khi nuôi trăn, ông chủ trẻ cho biết: “Qua khá nhiều năm lăn lộn với trăn, tôi thấy rằng việc kiểm soát bệnh, công tác thú y cho trăn là nan giải nhất, khi trăn ốm chỉ có cách là tiêm thuốc, tiêm nhiều thì nhờn thuốc, khả năng chữa bệnh cũng không cao. Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc nào đặc chủng dành cho các bệnh của trăn. Do đó, giải pháp duy nhất có thể làm là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Hiện tại, trang trại của anh Tùng chủ yếu xuất các sản phẩm từ trăn đi các nước như Trung Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Malaysia với sản lượng khoảng 30.000 tấm da/năm, thu về lợi nhuận hàng tỷ đồng. Trang trại đã tạo được công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương.

Theo: Hữu Quang/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập302
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm301
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại230,063
  • Tổng lượt truy cập85,137,099
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây