Học tập đạo đức HCM

Tân Trào về đích xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 19/01/2015 01:47
TQĐT - Về xã Tân Trào (Sơn Dương) những ngày đầu năm 2015 đi trên con đường trải nhựa vào xã, hai bên những cánh đồng xanh mướt màu xanh của ngô, rau đậu và cà chua vụ đông. Sự hiện hữu một mùa no ấm của xã thuần nông được trải ra trước mắt. Đây thôn Tân Lập với những căn nhà sàn cột bê tông bề thế, trước mỗi nhà đều có vườn rau, sân phơi; khuôn viên mọi nhà đều phong quang, ngăn nắp, sạch đẹp.

Động lực cho Tân Trào

Nằm ở phía đông bắc của huyện Sơn Dương, Tân Trào có tổng diện tích đất tự nhiên 3.510,76 ha, trong đó đất nông - lâm nghiệp chiếm 93,3%. Theo số liệu thống kê năm 2011, xã có 8 thôn, dân số 1.196 hộ, 4.783 khẩu, với 6 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Dao, Kinh, Cao Lan và Mường). Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 65% tổng dân số toàn xã, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 86,6%, lao động phi nông nghiệp chiếm 13,4%. Theo tiêu chí nông thôn mới, Tân Trào mới đạt 6/19 tiêu chí, trong đó thu nhập bình quân mới đạt 8,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 34,6%, hộ cận nghèo chiếm 38%.

Một góc thôn Tân Lập, xã Tân Trào (Sơn Dương).

Bắt tay xây dựng nông thôn mới; phát huy sức mạnh tổng hợp và cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong đó nêu cao vai trò của người đứng đầu là bí thư chi bộ, trưởng thôn và đảng viên, xã đã tổ chức 6 hội nghị tuyên truyền về Chương trình nông thôn mới cho 1.270 lượt cán bộ đảng viên. Đảng ủy phân công các đồng chí trong cấp ủy phụ trách từng thôn, từng chi bộ để đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, năm 2013, tri ân với người dân quê hương cách mạng, Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô Kháng chiến, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã bảo trợ xã Tân Trào xây dựng nông thôn mới. Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội đã vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Bằng sự chung tay góp sức, sau 3 năm thực hiện (2011- 2014), đến nay xã Tân Trào đã hoàn thành cả 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Hiệu quả chương trình nông thôn mới

Cái đích của nông thôn mới đã hoàn thành, giờ Tân Trào đang khoác trên mình một diện mạo khác xa 3 năm về trước: Cơ sở hạ tầng như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, trụ sở UBND xã và các nhà văn hóa thôn bản khang trang bề thế. Trong các nhóm tiêu chí của nông thôn mới từ quy hoạch đến phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất; phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường; xây dựng hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội... Được đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Tân Trào chăm lo toàn diện.

Chủ tịch UBND xã Tân Trào Nguyễn Văn Hòa đưa chúng tôi về thăm thôn Cả. Anh vừa đọc bài thơ của anh nông dân Lý Văn Mỹ ở thôn Cả vừa mới sáng tác trong tháng 11-2014, trong đó có đoạn:Nhà xây mái ngói đỏ au/Đường bê tông mới trước sau bản, làng/Mọc lên trường, trạm khang trang/Khuôn viên nhà ở dọc ngang gọn gàng/Đồng quê đầy ắp lúa vàng/Lưng đồi bát ngát những hàng chè xanh/ Tân Trào nay đã đẹp tươi/Lung linh điện sáng vào nơi núi rừng...

Tiết mục múa hát của nhân dân thôn Tân Lập, xã Tân Trào. Ảnh: P.V

Khu vực thôn Cả, nơi có chợ được xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới khá sầm uất, đủ các mặt hàng không kém gì đô thị. Cụ Viên Thị Tháu, năm nay 75 tuổi đi trên con đường bê tông liên thôn, cụ Tháu cho biết, thật mãn nguyện tuổi già khi được chứng kiến Tân Trào có nhiều thay đổi, phát triển và cuộc sống rất tươi đẹp. Trước đây chưa có đường bê tông, mùa mưa lầy lội đi lại khó khăn và rất mất vệ sinh do phân trâu bò vương vãi. Giờ có đường bê tông thoáng rộng, sáng nào bà cũng thể dục đi bộ cả cây số. Ngày đầu chỉ có một mình đi thể dục, gần đây có thêm 12 cụ trong thôn cùng đi bộ và rủ nhau đến nhà văn hóa thôn để tập dưỡng sinh. Có đường, có nhà văn hóa sạch đẹp, người già chúng tôi có điều kiện rèn luyện sức khỏe nâng cao tuổi thọ.

Đi trên con đường bê tông về thôn Mỏ Ché, trưởng thôn Phùng Văn Thủy rất vui: xây dựng nông thôn mới, việc làm đầu tiên được bà con đồng thuận hưởng ứng là làm đường bê tông. Thôn tôi chỉ có 60 hộ đồng bào Nùng, theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước hỗ trợ xi măng, ống cống, bà con bảo nhau đóng góp vật liệu xây dựng và ngày công bê tông được hơn 4 km. Trong thôn có gia đình anh Hoàng Văn Nam, tự nguyện góp 135 m3 cát, sỏi và ván gỗ làm cốt pha cùng 25 công lao động, trị giá 30 triệu đồng. Giao thông thuận lợi, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, năm 2011, cả thôn có 32 hộ nghèo, cuối năm 2014 giảm xuống còn 6 hộ. Trước đây các cháu đến trường đều đi bộ, từ khi cứng hóa con đường, mọi nhà đua nhau mua xe đạp cho các cháu đi học.

Ở Tân Trào có HTX chế biến tiêu thụ sản phẩm chè Vĩnh Tân. Anh Phạm Văn Tuyến, Chủ nhiệm HTX cho biết, thôn có 107 hộ, 105 ha chè kinh doanh. Trước năm 2012 khi chưa củng cố HTX, các hộ tự chăm sóc, thu hái, chế biến và từng nhóm hộ (liên kết ngang) để tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện chương trình nông thôn mới, HTX được củng cố, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm (liên kết dọc). Xã viên chăm sóc, thu hái nguyên liệu, HTX thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Để xây dựng thương hiệu sản phẩm, chúng tôi đã chú trọng nâng cao chất lượng ở từng khâu sản xuất và cái đích được khẳng định khi sản phẩm chè Vĩnh Tân tham gia Liên hoan Festival Chè Thái Nguyên đã đoạt cúp “Búp chè vàng”.

Có thương hiệu, sản phẩm chè Vĩnh Tân, có giá bán ra  tăng gấp 2,5 lần so với năm 2012 (từ 100.000 đồng/kg, nay là 250.000 đồng/kg). Giá trị sản phẩm tăng, khuyến khích bà con xã viên chú trọng thâm canh, nâng cao năng suất chè nguyên liệu. Năm 2011 bình quân mỗi ha đạt 10 tấn, thì nay đã nâng lên 13,5 tấn. Gắn bó với cây chè, nâng cao giá trị sản phẩm tạo nét riêng biệt đặc sắc, giúp người làm chè cải thiện cuộc sống rõ rệt và mới đây, UBND tỉnh đã có quyết định công nhận làng nghề Chè Vĩnh Tân.


Khuôn viên khu dân cư thôn Tân Lập được chỉnh trang sạch, đẹp. Ảnh: D.L

Trên đường về trụ sở xã, gặp bà Nguyễn Thị Nữa, thôn Vĩnh Tân đang phơi ngô, những bắp ngô to, dài đóng kín hạt... bà cho biết, sử dụng giống ngô mới, được khuyến nông tổ chức tập huấn về thời vụ trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh giúp nông dân chúng tôi thu hiệu quả cao trong sản xuất. Trước đây mỗi sào ngô bãi gia đình chỉ thu được 200 kg/sào, nhưng nay áp dụng tiến bộ kỹ thuật gia đình thu được 300 kg/sào.

Kinh nghiệm của Tân Trào

Theo Bí thư Đảng ủy xã Tân Trào Viên Tiến Thăng, bài học xây dựng nông thôn mới của xã là chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích, giáo dục, thuyết phục từ đội ngũ cán bộ, đảng viên đến nhân dân trong xã. Qua đó, các tổ chức, cá nhân nhận thức rõ và thấy được ý nghĩa, lợi ích thiết thực của mình từ chương trình.

Người đứng đầu có vai trò quan trọng trong tổ chức thực hiện đòi hỏi phải tâm huyết, có biện pháp quyết liệt và sáng tạo sẽ đem lại hiệu quả, nhất là phải thực sự bám sát cơ sở “lãnh đạo tập trung, chỉ đạo, điều hành quyết liệt” với phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”.

Để huy động các nguồn lực đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện, Đảng bộ, chính quyền xã nêu cao tinh thần phát huy dân chủ để có trí tuệ tập thể “khó trăm lần không dân cũng chịu...” làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những lệch lạc, tạo niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân chung sức trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Xã thường xuyên khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.

Theo: baotuyenquang.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập382
  • Hôm nay28,081
  • Tháng hiện tại206,648
  • Tổng lượt truy cập90,270,041
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây