Đấu giá đất chậm
Đề án xây dựng NTM xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây có tổng nguồn vốn 264 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2012, nguồn vốn xây dựng NTM từ ngân sách xã trên 50 tỷ đồng, chủ yếu trông chờ vào nguồn thu từ đấu giá đất. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Long Giang, Chủ tịch UBND xã Sơn Đông, thủ tục lập hồ sơ đấu giá, xử lý đất xen kẹt hiện còn gặp khó khăn, chưa đấu giá được nên kinh phí xây dựng NTM rất thiếu thốn. "Mặc dù đã huy động được nhân dân tham gia đóng góp nhưng xã không có vốn đối ứng nên nhiều dự án không thể triển khai được" - ông Giang chia sẻ.
Trong 2 năm (2011 - 2012), tổng số vốn xây dựng NTM của xã Cổ Đô, huyện Ba Vì đạt 120 tỷ đồng, trong đó thực tế mới bố trí được 80 tỷ đồng từ ngân sách TP, huyện và vốn lồng ghép. Còn lại 40 tỷ đồng thuộc phần của xã nhưng chưa bố trí được. Theo ông Nguyễn Văn Thủy, Bí thư Đảng ủy xã Cổ Đô, xã không có nguồn thu nào khác ngoài nguồn thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất. Thế nhưng, việc đấu giá còn quá chậm, dẫn tới không có nguồn vốn đối ứng cho các công trình.
Đường giao thông nông thôn được xây dựng từ nguồn đấu giá đất tại xã Nam Hồng,huyện Đông Anh. Ảnh: Quang Thiện
Theo UBND huyện Ba Vì, thời gian qua, mặc dù giá đất trên địa bàn huyện khá thấp, chỉ 2,5 - 3 triệu đồng/m2 nhưng việc đấu giá đất vẫn còn nhiều bế tắc, nhất là tại các xã nằm ngoài đê chính, trong đê bối như Tản Hồng, Châu Sơn, Phú Châu, Phú Phương...
Tích cực tháo gỡvướng mắc
Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Đông Anh đã tổ chức đấu giá đất xen kẹt được 12.350m2, kinh phí trúng thầu là 207,9 tỷ đồng, thu về ngân sách 96 tỷ đồng... Ông Nguyễn Văn Quang, Bí thư Huyện ủy Đông Anh nêu kinh nghiệm, nên chọn đấu giá các vị trí đất xen kẹt nằm trong khu dân cư đáp ứng được nhu cầu đất ở của người dân. Đặc biệt, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, trước khi quy hoạch các điểm đấu giá phải họp lấy ý kiến của người dân. Sau khi đấu giá, phải sử dụng nguồn vốn đấu giá có hiệu quả, ưu tiên các dự án hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và đời sống dân sinh.
Mặc dù chưa đạt kế hoạch đề ra, nhưng kết quả đất năm 2012 của huyện Mê Linh vẫn là một con số đáng kể với 21,1 tỷ đồng. Dự kiến, diện tích đưa vào đấu giá tạo nguồn xây dựng NTM của huyện trong thời gian tới là 32,9ha, trong đó riêng năm 2013 là 12,81ha, ước tính thu được 300 tỷ đồng. Để đẩy nhanh tiến độ đấu giá đất, ông Nguyễn Xuân Trường, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh đề nghị, TP chỉ đạo các sở, ngành liên quan tích cực tháo gỡ khó khăn về đấu giá đất cho các địa phương.Nhiều địa phương cũng kiến nghị, TP cần có cơ chế đặc thù về thủ tục thu hồi, đấu giá quyền sử dụng đất xen kẹt như phân cấp cho huyện, thị xã đấu giá với diện tích dưới 500m2. Cùng với đó, tiếp tục có chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn...
"Để đấu giá đất có hiệu quả, TP cần tạo điều kiện cho các xã quy hoạch theo phương châm "4T", bao gồm: Đất thật, người có nhu cầu thật, tiền thật và thật sự vì quê hương". Ông Đỗ Văn Cường Chủ tịch UBND xã Cao Dương, huyện Thanh Oai |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;